NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
ĐIỀU 201. NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
Trong Bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập của Lưu Hà Gian có bài Thanh chấn thang, chữa chứng Lôi đấu phong, chứng trạng: đầu nhức, cả đầu sưng to, nổi lên từng cục bằng quả táo, trong tai kêu ù ù như bão táp. đồng thời lại nóng nhiều, sợ rét, giống bệnh Thương hàn. Toàn bài chỉ có 3 vị: Thăng ma, Thương truật (mỗi vị 5đ.c), lá sen một tàu. Chủ yếu bài này là giải độc, trừ chứng lị, giúp khí thanh dương của Vị dẫn lên, khiến tà theo bộ phận trên mà bài tiết, đồng thời giữ vững Vị khí cho tà khỏi truyền vào lý. Đó là tác dụng của bài Thanh chấn thang, đối với bệnh Lôi đầu phong. Nhưng nếu biết sử dụng một cách linh hoạt, thì không riêng bệnh Lôi đầu phong mới dùng được bài đó. Tôi thường dùng chữa bệnh thấp tà nội hãm, phát sinh vào khoảng hai mùa Hạ, Thu biểu hiện chứng trạng đầu óc nặng nề, tinh thần mỏi mệt; hoặc có hơi sốt nóng, hoặc đại tiện lỏng nát v.v... sắc mặt sạm, rêu lưỡi vẩn nhớt v.v... rất công hiệu, vì những chứng trạng dẫn trên, hoàn toàn do "thấp trở Tỳ dương” mà sinh ra. Mà bài đó, Thương truật có tác dụng kiện Tỳ táo thấp, Thăng ma thăng dương tích tà, lá sen giải uất tiêu thử (Lý Thời Trân nói: Lá sen có đầy đủ các khí sinh tươi nảy nở, giúp ích Tỳ Vị.), nên tuy không phải Lôi đầu phong là chủ trị của nó mà cũng thu được kết quả.
Không riêng một bài Thanh chấn thang có thể linh hoạt sử dụng khác với "chủ trị” của nó. Hầu hết các cổ phương đều có thể sử dụng theo chiều hướng đó cả. Bài Tam hoàng tả tâm thang làm thí dụ:
Bài Tam hoàng tả tâm thang của Trọng Cảnh, toàn bài cũng chỉ có 3 vị: Đại hoàng 2 lạng, Hoàng liên, Hoàng cầm mỗi vị 1 lạng, Chủ trị là: chữa Tâm khí không yên định, sinh ra thổ huyết, nục huyết (Kim qũy yếu lược). Chủ trị của bài Tả tâm thang chỉ có mấy mục tiêu đó. Nhưng các y giả đời sau đã biết sử dụng một cách linh hoạt, không chỉ bó buộc theo mấy mục tiêu trên; như:
- Thiên kim phương chép: Tam hoàng hoàn (tức Tả tâm thang) chữa đàn ông bị ngũ lao, thất thương, tiêu khát, gầy còm, đàn bà đới hạ, tay chân lúc lạnh, lúc nóng.
- Tam hoàng thang chữa kết nhiệt ở hạ tiêu, không đại tiện được.
- Thiên kim dực chép: Tam hoàng thang chủ yếu chữa bệnh bụng đau trướng đầy, phát sinh đột ngột.
- Ngoại đài bí yếu chép: bài Tập nghiệm đại hoàng tán (tức bài này) chữa bệnh hoàng đản, khắp mình và mật mắt đều vàng.
- Chửu hậu bách nhất phương chép: các mụn độc tới 30 năm không khỏi, dùng Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng liên mỗi vị 3 lạng, tán bột, sau khi rửa sạch mụn, lấy bột ấy rác vào, ngày 3 lần, rất công hiệu.
- Y lâm tập yếu chép: bài Tả tâm thang, chữa khái nghịch, đại tiện nát và hoạt lợi. - Hòa tễ cục phương chép: Tam hoàng viên (tức bài này) chữa đàn ông, đàn bà tích nhiệt ở Tam tiêu.
Thượng tiêu có nhiệt thì công lên mắt mà sưng và đỏ, đầu gáy sưng đau, miệng lưỡi lở mụn; Trung tiêu có nhiệt thì "tâm, cách" phiên táo, uống ăn không biết ngon, Hạ tiêu có nhiệt, tiểu tiện đỏ, rít, đại tiện bí kết Năm tạng đều nhiệt thì mọc mụn, lở, ngứa; và chữa 5 loại Trĩ, hậu môn sưng đau, hoặc ỉa ra máu tươi. Trẻ em tích nhiệt cũng nên uống bài này. - Tam nhân phương chép: Tam hoàng viên chữa người khỏe cực nhiệt, tai ù, sắc mặt tiêu khô, bàng quang không thông, kẽ răng và đầu đau nhức, tay chân nhức mỏi, đại tiểu đều rít.
- schép: Kim hoa hoàn (tức bài này) chữa chứng cấp lao, bực dọc, gầy còm, sắc mặt vàng úa, đầu nhức, mắt rít, mỏi mệt rả rời.
- Vệ sinh bảo giám bổ di chép: các chứng phiền táo phát nhiệt, trong hung buồn bực, hoặc sau khi phát hãn mà bên trong khô ráo, lồng ngực đầy tức, chứng hậu không thật thực thật hư dùng bài Tam hoàng tả tâm thang.
- Cổ kim y thống chép: Tam hoàng hoàn chữa bệnh di tinh mà có nhiệt.
- Danh y phương khảo chép: Tam hoàng tả tâm thang chữa chứng thực nhiệt ở Tâm cách, cuồng táo, mặt đỏ.
- Hoạt nhân thư chép: Tam hoàng thang chữa đàn bà bị Thương hàn đã 6, 7 ngày, trong Vị có phân kết rắn, đại tiện khổ, phiền táo, nói sảng, mật đỏ. độc khí nghẽn lấp, không lưu thông được.
- Ấu khao phát huy chép: Tanm hoàng tả tâm thang một tên là Tam hoàng ngũ sắc hoàn, chữa các chứng kinh nhiệt.
- Đạo xích toàn thư chép: Tam hoàng hoàn chữa sau khi lên sởi phát sinh chứng xích bạch lỵ, lý cấp hậu trọng.
- Tùng nguyên gia tàng phương chép: Tả tâm thang chữa bỗng dưng ngã ngất, mê man không biết gì, dưới Tâm bộ nghẽn và rắn, mửa đờm, khó thở.
- Phương đông y đàm nói: phàm bệnh giản phát sinh, có rất nhiều chứng hậu khác nhau, nhưng phép chữa không gì hay bằng Tả tâm thang.,.
Trên đây mới chỉ chép sơ qua mấy nét chính, cũng đủ thấy việc dùng cổ phương phải linh hoạt, không thể "ôm cây đợi thỏ", không những không đạt mục đích yêu càu, mà lại làm giảm mất giá trị của cổ phương.
Nguồn trích: CHƯƠNG X: VỊ THUỐC VÀ PHƯƠNG THUỐC - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ
- ĐIỀU CHÚ Ý KHI NGỦ