Logo Website

VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM

27/04/2021

ĐIỀU 203. VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM 

Từ ngày có phong trào Đông y học hàm thụ (1959 - 1964) học thuyết ôn bệnh mới phổ biến được sâu rộng trong giới Đông y, mà cái tên Ngân kiều tán và Tang cúc ẩm mới thấy được nhiều người nhắc tới. Nhân tiện tôi trình bày một số ý kiến về lý luận căn bản và phương pháp vận dụng hai bài đó. 

"Phong phạm vào trong (nội tạng), chữa bằng tân lượng, tá bằng khổ cam..” Đó là nguyên tắc chính chữa phong tà phạm vào con người ở trong Nội kinh. Đông y cho "phong” là một loại bệnh đứng đầu của "lục dâm”, Nhưng phong lại còn có kiêm hàn, kiêm nhiệt, kiêm thử, kiêm thấp.. Nội dung rất phức tạp. Giờ muốn hiểu sâu các nguyên tắc “phong phạm vào trong, chữa bằng tân lương, tả bằng khổ cam” cần phải nhận rõ cái hàm nghĩa của chữ "phong” như thế nào. 

Nội kinh nói: "phong đứng đầu mọi bệnh, dẫn hành và biến háa luôn”. Do đó, khi phong tà phạm vào trong con người thường rất lẫn lộn. Đem ý nghĩa của Nội kinh và điểm nói về bệnh nhân bệnh lý của loại bệnh Ôn nhiệt trong "Ôn bệnh điều biện" như nói: ”phong là dương tà, ôn nhiệt cũng là ôn tà" và "Thái dương phong ôn, ôn nhiệt, ôn dịch, đông ôn. chỉ nhiệt, không ố hàn mà khát, dùng loại "Tân lương bình tễ” như Ngân kiều tán để chữa”. Lại nói: “Thái âm phong ôn, chị ho, không nhiệt lắm và hơi khát, dùng loại "tân lương khinh tễ” như Tang cúc ẩm để chữa. Trong bài luận về Ngân kiều tán, Cúc Thông nói: "Người bị bệnh ôn, tinh khí hư trước; cái chỗ hay của bài 

này là dự phòng cái "hư” trước, hoàn toàn "thanh túc” Thượng tiêu, không phạm đến hai tiêu Trung, Hạ, đồng thời lại có tác dụng dùng dược vị nhẹ nhàng để dồn bỏ bệnh tà" Tại bài Tang cúc ẩm, Ngô thị cũng nói: "Phong ôn khái thấu tuy là bệnh nhỏ, nhưng nếu dùng lầm loại thuốc "Tân ôn trọng tễ", làm hao cạn mất Phế dịch, dần dần biến thành Phế lao. điểm này cần phải đề phòng". Do đó, ta nhận thấy trong Ôn bệnh điều biện của Ngô Cúc Thông có mấy điểm rất rõ: 

1. Ôn bệnh do miệng mũi mà vào, kỵ dùng loại thuốc tân ôn phát hãn, nếu dùng, không những không khỏi, lại gây thêm bệnh khác. Cho nên ở trong sách của họ Ngô thường luôn luôn nhắc tới các biện pháp "cứu âm tinh", "bảo vệ tân dịch". và kịch liệt phản đối dùng loại thuốc tân ôn. Cho như vậy là lửa đã cháy lại tưới thêm dầu. 

2. Ôn bệnh khi mới phát, nhiệm vụ đầu tiên của y gia là phải đề phòng Âm dịch khỏi bị ôn tà làm hao tổn; nhiệm vụ thứ hai là phải dẫn cho ôn tà đạt được ra ngoài.". 

Trên đây là những lý luận to bản để họ Ngô sáng chế ra hai bài Ngân kiều tán và Tang cúc ẩm. Mà cũng là những điểm trọng yếu cho chúng ta dựa vào để vận dụng hai bài đó. Ngô Cúc Thông lại nói rõ: "Bài Quế chi thang ở trong Thương hàn luận là chữa chứng "phong mà kiêm hàn” tức là biện pháp về trị phong. Nếu phong không kiêm hàn thì phải theo qui luật "phong phạm vào trong, chữa bằng tân lương, tá bằng khổ cam" của Nội kinh tức là chính pháp về trị phong. Cúc Thông nói đến qui luật của Nội kinh ở trên và liên hệ với câu "phong là dương tà" rất nhiều, chủ yếu là nêu rõ "bệnh ôn nhiệt thuộc về dương”, không nên dùng loại thuốc ôn nhiệt làm hao tổn âm dịch, đồng thời nhận định qui luật của Nội kinh là một nguyên tắc chính chữa ôn bệnh khi mới phát sinh. 

Do mấy quan điểm trên, ta nhận thấy: 

1. Cúc Thông sở dĩ sáng tạo ra hai bài Ngân kiều tán và Tang cúc ẩm, là căn cứ vào qui luật "tân lương và khổ cam” của Nội kinh. 

2. Người bị bệnh ôn nhiệt, tất phần nhiều âm hư, tuyệt đối không được dùng loại thuốc tân ôn phát hãn, chỉ nên dùng phương pháp tân lương thanh giải. 

Đó là nhận định rất chính xác và rất có công của Ngô Cúc Thông đối với học thuyết ôn bệnh. 

Nguồn trích: CHƯƠNG X: VỊ THUỐC VÀ PHƯƠNG THUỐC - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990