CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
ĐIỀU 180. CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
Ở nước ta có những vị thuốc, tuy nó có tục đanh hẳn hoi, nhưng không biết từ đời nào, đã đem gán cho nó cái tên Trung Quốc, lại không được chính xác lắm.. khiến cho người dùng không khỏi thắc mắc. Xin nêu một vị làm thí dụ:
Đại phúc bì: Vị này, ở ta thường dùng "bẹ mèo cau" (tức là cái bẹ bọc ở ngoài buồng cau từ khi cau còn là nụ hoa non chưa nở). Xét trong Bản thảo thì ở vị Đại phúc bì có chép:
- Về hình thái: quả Đại phúc rất giống quả Tân lang.
- Bộ phận dùng làm thuốc: dùng vỏ thứ quả giống với Tân lang. Bản thảo Cầu chân của Hoàng Cung Tú viết: Đại phúc bì tân nhiệt., tính ôn; so với Tân lang rất khác. Bởi Tân lang tính khổ và trâm trọng, có tác dụng bài tiết những vật tích trệ hữu hình ; Phúc bì tính khinh phù có tác dụng tiêu tan những tích trệ vô hình. Cho nên đối với các chứng bĩ mãn bành trướng, thủy khí phù thũng, cước khí úng nghịch. đều nên dùng. Quả nó giống quả Tân lang, bọng to hình dẹt, lấy vỏ, sau khi đã rửa bằng rượu, lại rửa qua nước đậu, phơi khô, thái mỏng, sao.
Xem những câu trong Bản thảo chép, như “. rất giống quả Tân lang” hoặc “. dùng vỏ thứ quả giống quả Tân lang” so với Tân lang rất khác, Tân lang tính khổ và Trâm trọng, Phúc bì tính khinh phù, v.v... Vậy thì: nếu đã là Tân lang (cau) sao lại còn nói là "giống quả Tân lang"? Về bộ phận dùng làm thuốc, trong Bản thảo đã nói rõ là "dùng vỏ quả giống như quả Tân lang", nói như vậy, tức là dùng vỏ quả Đại phúc, sao ta lại dùng "bẹ mèo cau"? Nếu cho Đại phúc tức là Tân lang cũng còn có thể được. Như Bản thảo kinh sơ của Mậu Hy Ung có viết: "Đại phúc bì tức là Tân lang bì. Khí vị chủ trị cùng với Tân lang không khác mấy.". Lý Thời Chân nói: "Đại phúc tử sản xuất ở Lĩnh biểu và Điền nam, tức cũng là một loại Tân lang, chỉ có khác là hình dẹt vị rít, không được như Tân lang quả thon nhọn và vị ngọt hơn thôi. Trong Lĩnh biểu lục của Lưu Tuân viết: ". phàm sản xuất ở Giao, Quảng đều là Đại phúc tử. Tại nơi đó người ta đều gọi là Tân lang. Từ lúc non đến lúc già đều hái quả hợp với Phù lưu đằng (tức dây trầu không), Ngõa ốc hôi (vôi) cùng ăn, để trừ Trướng lệ. vỏ dùng làm thuốc.
Xem mấy thuyết trên thì ta cũng có thể coi Đại phúc là Tân lang. Nhưng đến bộ phận làm thuốc thì phải dùng vỏ quả cau mới đúng. Cách đây mươi năm, thời kỳ tôi ở nông thôn, cứ đến vụ bổ cau phơi, tôi thường chứa lấy vò cau phơi khô để sử dụng. Nhận thấy đối với các chứng khí trệ, khí tích và bì thũng v.v... đều có công hiệu rõ rệt. Còn "bẹ mèo cau" thì thật chưa từng dùng đến bao giờ. Không biết cái đặc tính của nó như thế nào. Xin chất chính cũng các nhà giàu kinh nghiệm.
Ngoài vị Đại phúc bì, còn có rất nhiều vị khác như: Võ dư lương, Vương bất lưu hành, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo v.v... cũng đều có điểm đáng ngờ, sẽ xin phân tích sau.
Nguồn trích: CHƯƠNG X: VỊ THUỐC VÀ PHƯƠNG THUỐC - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ
- ĐIỀU CHÚ Ý KHI NGỦ