Logo Website

NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC

18/03/2021

ĐIỀU 204. NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC 

Dược để "công” (đánh, đuổi) bệnh, có bệnh thì bệnh sẽ chịu. Nếu không có bệnh, thì không những chỉ loại tuấn tễ là làm hại đến chính khí, cho đến những loại hòa bình vô độc, cũng hại đến người. Nhưng nếu có bệnh ấy mà không dùng loại thuốc ấy thì lại là nhu nhược, bệnh nhẹ sẽ hóa nặng, mà bệnh nặng sẽ hóa nguy. Nên biết rằng: công bênh như đánh giặc, dụng dược như dụng binh. Binh cần giỏi không cần nhiều, dược cần đúng không ngại mạnh. Như những bài thuốc của Trọng Cảnh chỉ dùng vài ba vị, mà thực, mà hư, công, bổ, đều rất đúng và rất hay. Và đánh giặc tức là để cho yên dân, khu tà tức là để nuôi chính. Những loại tà thuộc về lục dâm cũng như bọn giặc làm loạn: những loại bệnh do thất tình cũng như bọn dân gây biến. Loạn tặc cần phải đánh, dân biến cần phải yên. Không thể coi giặc làm dân, cũng không thể coi dân như giặc. Như toán quân giặc đã đi khỏi, chỉ cần làm cho dân yên thì dư đảng sẽ phải tan; đó tức là cái nghĩa "dưỡng chính có thể khu tà". Nếu tên đầu sỏ của giặc chưa trừ được, thì dư đảng sẽ có lúc lại tụ. Trong lúc đó, một mặt phải yên nội, một mật phải chống ngoại, không thể xem nhẹ mặt nào. Vậy y giả khi lâm sàng, cần phải ứng biến linh hoạt, không nên câu chấp một học thuyết nào để tự đưa mình vào con đường nhầm lẫn. 

CHÚ THÍCH 

(1) Tinh quan: cửa xuất tinh, ống dẫn tinh - B.T.
(2) Tứ thần hoàn là do hai bài Nhị thần hoàn và Ngũ vị tử tán hợp làm một. Chứng trạng chủ 
yếu của cả hai bài là "tiết tả về gà gáy". 

(3) Nói mê trong giấc mê.(B.T.) 

(4) Viết sử đầy đủ, trung thực.

(5) Một kiểu thầy cúng mê tín. (B.T.) 

(6) Bổ dương hoàn ngũ thang: Hoàng Kỳ sống 5 đ.c., Qui vĩ 2 đ.c., Xích thược 1,5 đ.c., địa long 1 đ.c., Xuyên khung 1 đ.c., Đào nhân 1 đ.c., Hồng hoa 1 đ.c. 

(7) Thanh thử ích khí thang: Nhân sâm, Bạch truật, Xương truật. Thần khúc, Thanh bì, Cam thảo, Mạch đông. Ngũ vị, Đương qui, Hoàng bá, Trạch tả, Thăng ma, Cát căn, Khương, táo. Bài này chủ trị về khoảng Trường hạ, khí thấp nhiệt bốc nóng, tay chân mỏi mệt, tinh thần kém sút, ngực đầy hơi ngắn, mình nóng. Tâm phiền, miệng khát, ghét ăn tự hãn, mình nặng mình mẩy đau rức tiểu tiện đỏ rít, đại tiện vàng lỏng mà mạch hư. Thử và thấp ẩn nấp vào con người. Tỳ thổ bị thương nên tay chân mỏi và ỉa lỏng; Thử nhiệt làm thương Phế nên mỏi hơi thở ngắn và Tâm phiền, miệng khát, đái đỏ, khí đục ở bộ phận trên thì sinh đầy tức, nên mới hung đầy, ghét ăn; khí thử vào Tâm trước, mồ hôi là chất lỏng của Tâm, cho nên tự hãn; Thấp nhiều cho nên mình đau và nặng nề. Hàn tà làm thương hình, biểu tà thịnh ở bên ngoài, nên mạch mới Đại và hữu dư. Thử tà làm thương khí, nguyên khí bị tiêu hao, nên mạch hư mà bất túc. 

(8) Tử tuyết: Hàn thủy thạch, Thạch cao, Hoạt thạch, Từ thạch, (mỗi vị 3 cân, giã bột đun, lọc lấy nước, bỏ bã, rồi bỏ các vị sau: Thăng ma, Huyền sâm (mỗi vị một cân), Cam thảo (chừng nửa cân), Tê giác, Linh dương giác, Trầm hương, Mộc hương (mỗi vị 5 lạng), Đinh hương (1 lạng), các vị cùng giã nhỏ, bỏ vào nướcc thuốc trước, đun kỹ, lọc bã, lại thêm các vị sau: Phác tiêu, Tiêu thạch (mỗi vị 2 cân), bỏ vào nước thuốc trước, đun nhỏ lửa, dùng cành liễu quấy luôn tay, đợi khi nào đặc sệt, thêm các vị sau: Thần sa (3 lạng, tán nhỏ), Sạ hương (1 lạng 2 đ.c. cùng luyện với thuốc trên, quấy kỹ cho đều). Sau khi đã nấu được, dạt mỏng ra giấy bóng, để cho khô lại tán bột, đổ vào lọ kín. Mỗi lần uống 1 - 2 đ.c. Bài này chủ trị các chứng: Nội thương ngoại cảm, phiền nhiệt không lui, rồ dại kêu chạy, phát ban, phát hoàng, miệng lở, cước khí, chướng độc, cổ độc, nhiệt độc, dược độc. 

(9) Chí bảo đan: - Tê giác - Đại mại, Châu sa (mỗi vị 1 lạng) Ngưu hoàng (5 đ.c.) Hổ phách (2 đ.c.), Sạ hương, Băng phiến (mỗi vị 1 đ.c.) Hùng hoàng (1,5 đ.c.) Kim bạ, Ngân bạ (mỗi thứ 50 tờ) Các vị cùng tán bột, dùng an tức hương (1 lạng) đun chảy luyện làm hoàn. Mỗi viên nặng 1 đ.c. Lấy ngân bạ làm áo, mỗi lần uống một viên, mài với nước nóng. Chữa các chứng: trúng ác khí tuyệt, nhiệt dịch phiền táo, tinh thần hôn mê hoảng hốt, và hôn quyết bất tỉnh v.v... 

(10) Hoàng liên Hương nhu ẩm: - Hương nhu 1 lạng, Hậu phác 5 đ.c, Hoàng liên 3 đ.c. 3 vị cùng sắc, uống nguội. Chữa: trúng thử nhiệt nhiều, miệng khát, tâm phiền, hoặc ỉa ra máu tươi (do thử tà dồn xuống) 

(11) Truc điệp Thạch cao thang: - Trúc diệp 2 nắm, Thạch cao 1 cân, Nhân sâm 3 lạng Cam thảo (nước) 2 lạng. Mạch đông 1 thăng, Bán hạ nửa thăng, Gạo cánh nửa thăng, thêm gừng sống, sắc uống. Chữa: thương hàn sau khi hàn tà đã giải, mỏi mệt ít hơi, hơi nghịch muốn thổ... Chữa cả chứng thương thử, miệng khát. 

(12) Lô căn: rễ cỏ lau. 

(13) Tử tuyết: - Phác tiêu, Diêm tiêu (mỗi thứ 2 cân) - Hoạt thạch, Hàn thủy thạch, Huyền sâm, Thạch cao, Từ thạch (mỗi vị 1 cân) - Thăng ma (nửa cân) Thanh mộc hương, Công đinh hương, Trầm hương, Trích thảo, Tê giác. Linh dương giác (mỗi thứ 4 lạng). Thần sa 3 lạng, Sạ hương (1,2 lạng) chế theo đúng phép. Mỗi lần uống 1,2 đ.c. ít lắm cũng phải 4, 5 phân. Chữa: nhiệt tà hãm vào trong, thần chí hôn mê, hoặc điên cuồng nói sảng, phiền táo không yên, lưỡi đỏ không rêu.. Trúng ác ngã ngất, và trẻ con kính quyết phát sinh bởi nhiệt. 

(14) Sinh địa hoàng trấp: Sinh địa dã vắt lấy nước (15) Tảo cao: đại tảo nấu thành cao.
(16) Ngưu tô: sữa bò.
(17) Lộc giác giao: cao ban long. 

(18) Chữa cho người giàu, chữa cho người nghèo, người già, người trẻ, ở phương đông nam, ở phướng tây bắc... đều phải khác nhau. (B.T) 

(19) Sách Lược truyện các tác gia Việt Nam cho rằng: Tuệ Tĩnh sinh ở thời Trần. Qua khảo cứu tài liệu mới nhất, ông Trần Văn Giáp cải chính lại cho là: Tuệ Tĩnh Thiền sư người triều Lê, sinh vào khoảng giũa thế kỷ XVII đậu đồng Tiến sĩ khoa Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710), tức năm thứ 6 đời Lê Dụ Tông (1705 - 1731). Theo tác giả bài "Vấn đề niên đại Tuệ Tĩnh" của Mai Hồng (tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 1 - 1986) bằng những cứ liệu lịch sử và tài liệu mới tìm được, vẫn khẳng định Tuệ Tĩnh sinh vào thời nhà Trần. (Lịch Văn hóa tổng hợp 1987 1990 - NXB Văn hóa - Hà Nội - 1987) 

(20) Theo tài liệu của ông Trần Văn Giáp thì Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thin đời Lê Dụ Tông năm 1724. (Lịch Văn hóa tổng hợp 1987 - 1990 - NXB Văn hóa - Hà Nội - 1987) 

(21) Bài Thanh táo thang của Lý Đông Viên: Hoàng kỳ 1,5 đ.c Thương truật (sao) 1 đ.c. Bạch truật 1 đ.c. Trần bì 0,5 đ.c. Trạch tả 0,5 đ.c Nhân sâm, Phục linh, Thăng ma đều 0,3 đ.c. Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Cam thảo, Thần khúc, Hoàng bá, Chư linh đều 0,2 đ.c. Sài hồ, Hoàng liên đều 0,1 đ c. Ngũ vị 5 hạt. Các vị làm một thang, mỗi lần uống một ly nhỏ. 

(22) Toàn lộc hoàn là bài của Cảnh Nhạc dùng:Hươu sống một con, Thục địa, Hoàng kỳ nướng), Nhân sâm, Đương qui, Sinh địa, Ngưu tất, Thiên môn, Khiếm thực, Câu kỷ, Mạch môn, Thung dung, Bổ cốt chi, Ba kích, Tỏa dương, Đỗ trọng, Thỏ ty, Hoài sơn, Ngũ vị, Thu thạch, Phục linh, Tục đoạn, Hồ lô ba, Cam thảo (nướng), Phúc bồn tử, ứ truật, Xuyên khung. Quảng bì, Chỉ thực mỗi vị 1 cân; Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Trầm hương, Thanh diêm... mỗi vị tám lạng. Phép chế: Trước hết đem các vị thuốc tán bột. Đem hươu giết chết, làm lông sạch, lòng rửa sạch bỏ vào nồi lớn đun với rượu, khi đã kỹ, vớt ra lấy thịt, thái mỏng, sấy khô, trộn với bột thuốc. Đem bộ ruột lại bỏ vào nưóc luộc thịt còn lại, đun mãi cho đặc thành như cao. Đem xương tẩm dấm, nướng cho khô, cùng tán bột, hợp với bột trên, trộn vào cao, cho thêm mật ong, luyện kỹ, viên bằng hạt ngô, để vào túi mỏng, treo chỗ luồng gió cho khô. Gặp trời ẩm thì phải sấy, mỗi lần uống 4 đồng cân, tiêu bằng nước gừng hoặc nước muối. Mùa đông thì tiêu bằng rượu nóng. Theo Cảnh Nhạc toàn thư bài này có tác dụng: bổ thận, thêm tinh, ích khí, bổi bồ nguyên khí, thông mạch, hòa huyết, lợi các khớp, đi khỏe; chữa ngũ lao, thất thương, các chứng hư tổn, tinh thần suy yếu, váng đầu ù tai, tủy yếu, lưng đau, eo gối vô lực, hà sán bụng đau, tinh lạnh, dương suy, ngoài da khô rộp, gân cơ xương mỏi, đi lại khó khăn... Đàn bà hư yếu lao sái, xương nóng phát nhiệt, Âm hàn bụng đau, băng lậu kinh bế, xích bạch đới hạ, lòi rom... Uống lâu có khả năng cải lão hoàn đồng v.v... 

Tôi xét: bài thuốc chế rất công phu và tốn kém, thế mà uống không đúng mức, gây nên cái hại như bọn Trầm Xích Văn kể trên, người dùng thuốc có thể không cẩn thận được chăng? 

(23) Tửu chưng Đại hoàng: Đại hoàng tẩm rượu, đem đồ cho chín, phơi khô, lại tẩm, đồ và phơi như trước, 9 lần. Rồi tán bột dùng dần. Mỗi lần dùng chừng 2,3 đồng cân. 

(24) Kim dịch đan: dùng lưu hoàng để vào trong lọ sành nung lửa nhỏ 5 đêm, 5 ngày. Lấy ra tán bột, luyện với hồ, viên nhỏ mỗi lần nuốt 20, 30 viên. Tiêu bằng thang gừng. Chữa các chứng âm hàn đến cực độ, đại tiểu bí kết, tứ chi quyết lãnh. Trẻ em Tỳ Vị hư hàn, thổ tả, mạn kinh v.v... 

Nguồn trích: CHƯƠNG X: VỊ THUỐC VÀ PHƯƠNG THUỐC - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990