BÀN VỀ DÙNG THUỐC
ĐIỀU 191. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (I)
Dùng Mạch môn, muốn để cho nó có tác dụng ”Thông Vị lạc” thì không bỏ lõi; nếu muốn dùng để "dưỡng Phế âm” thì phải bỏ lõi. Đó là kinh nghiệm của Trần Tái Am, ghi để các bạn đồng nghiệp thử rút kinh nghiệm.
ĐIỀU 192. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (II)
Lý Đông Bích nói: Hương nhu là một vị thuốc có tác dụng giải biểu về mùa Hạ, cũng như vị Ma hoàng ở mùa Đông. Nhưng người khí hư không nên uống nhiều. Người đời nay cho nó là có công năng giải thử, thường dùng thay cho nước chè. thật là nhầm.
Trình Chung Linh nói: Hương nhu là một yếu dược về tác dụng tiêu thử. Vậy mà các phương thư thường xếp vào "tán tễ", tục lại cho nó là "cấm tễ” thuộc mùa Hạ. Vậy đã cấm không được dùng về mùa Hạ, thời còn nên dùng về mùa nào? Thật là một thuyết vô căn cứ làm cho vị thuốc hay bị bỏ oan!
Trong Y thuật của Trình Hạnh Hiên chép cả hai thuyết trên, không phân biệt phải trái. Thiển ý của tôi thì: Hương nhu tuy không phải là cấm tễ vào mùa Hạ, nhưng chỉ với người nào dương khí bị âm tà lấn át, muốn làm dương khí phát việt lên thì nên dùng, còn các chứng trúng thử khác thì thật không nên dùng. Theo thuyết của họ Lý có phần đúng.
ĐIỀU 193. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (III)
Công năng của Liên kiều chuyên tả nhiệt ở Tâm với Tiểu trường. ở Bản kinh và Bản thảo của các nhà khác đều không nói đến "trừ thấp”. Chỉ có Chu Đan Khê là nói trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị; Trầm Tắc Thi lại nói hợp dùng với Thương Truật Hoàng Bá thì trừ thấp nhiệt; Bản thảo tòng tân của họ Ngô lại nói là trừ thấp nhiệt tại Tam tiêu và Đại trường. Các y gia đời nay đều tin theo thuyết đó, mà cho là một yếu dược để lợi thấp. Thiển ý thì công năng của Liên kiều không ngoài ba điểm:
1/ Tả khách nhiệt ở Tâm kinh
2/ Trừ các chứng nhiệt tại Thượng tiêu
3/ Là một yếu dược của loại bệnh mụn lở.
ĐIỀU 194. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (IV)
Vị Câu kỷ, các Bản thảo đều chép là khí vị "cam bình"; cũng có bộ chép là "khổ hàn”; có bộ chép là "vi hàn"; lại có bộ chép là "cam, vi ôn”, v.v... chưa thấy bộ nào nói rỏ cái "lý" ra làm sao. Chỉ có ở trong Bản kinh phùng nguyên của Trương Thạch Ngoan nói: "Câu kỷ, vị cam, sắc đỏ, tính ôn
thuyết đó rất đúng. Chỉ vì ở Bản kinh (tức Thần nông bản thảo) nói chung cả rễ với hạt không phân biệt. Nên người sau mới nhận nhầm là hạt tính vi hàn, rễ tính đại hàn. Đó là do cái thuyết "trong một cây không có hàn nhiệt khác nhau". mà tưởng lầm đó thôi. Ngẫm như các loại vật sinh sản trên mặt đất rất là phức tạp không nhất trí, có khi dùng trong một cây mà chỗ nhiều chất này, chỗ ít chất kia. Như vị Sơn thù nhục có tính chất làm rít (xắc) tinh, mà hạt nó lại làm hoạt tinh; đầu vị Đương quy có tác dụng chỉ huyết, mà đuôi nó lại phá huyết; vỏ quít có tác dụng rửa sạch đờm, mà lần "xơ” ở bên trong vỏ lại có thể làm cho đờm tụ lại. Những loại như thế có rất nhiều, nói không thể xiết. Ngay như tục truyền "Viêm đế nếm các vị thuốc". cũng chẳng qua xét. rõ khí vị và hình sắc mà thôi. Vậy có khi nào đã là một thứ vị ngọt, sắc đỏ hình chất béo nhuận như Câu kỷ mà tính lại hàn được? Lời biện luận của Thạch Ngoan thật tinh xác, hơn cả các bản thảo khác. Tôi khi còn ít tuổi mỗi khi phải uống thuốc, nếu trong thuốc có vị Câu kỷ, tất sẽ phát sinh chứng đau răng. Nhưng từ năm ngoài 40 tuổi trở về sau, dù uống thuốc có Câu kỷ cũng không sao nữa. Lại thường nghiệm những người bị bệnh ở Can mà có hỏa, nếu uống thuốc có Câu kỷ bệnh thường nặng thêm. Càng chứng tỏ Câu kỷ tính ôn là đúng.
ĐIỀU 195. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (V)
Trong Long Mộc Luận có bài Ngũ thoái tán chữa chứng đau mắt do Nội trướng, dùng: Long thoái (tức xác rán), Thuyền thoái (xác ve), Phượng hoàng thoái (vỏ trứng gà ấp - gà đen), Phật thoái (giấy trứng tằm đã nở), Nhân thoái (tóc rối của đàn ông chải ra). Các vị bằng nhau, đốt ra than, tán bột, mỗi lần dùng 1đ.c luộc chín gan dê chấm thuốc bột mà ăn. Mỗi ngày ăn ba lần. Bài thuốc mới nghe tên các vị tưởng là lạ lùng, mà lại rất bình dị dễ có. Nhất là hai vị Phật thoái, Nhân thoái tên rất mới, trong Bản thảo không chép.
ĐIỀU 196. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (VI)
Trong các loại mộc dùng làm thuốc, có cây dâu (tang) là dùng được nhiều nhất. Như: lá, cành, hoa, quả, vỏ, rễ, nước (giã vắt lấy nước), mộc nhĩ (mọc trên cây dâu), bướu, nhựa, sâu (dâu), tầm gửi (trên cây dâu), tổ bọ ngựa trên cây dâu, cộng tất cả là 12 vị. Về loài quả thì Sen dùng nhiều nhất: cuống lá, đốt, tâm sen (nhân trong hạt), lá, cuống nảy sen, nhẹ sen, hoa sen, gương sen, hạt sen, ngó sen, nước, bột cũng 12 vị.
Hai loại trên đều có tơ, một đằng hấp thụ được kim khí, một đàng hấp thụ được thủy tinh. Trong bộ Lý khí huyền giám nói: "Trong thực vật có thứ toàn thân trên dưới đều thuần túy có công năng tức là Dâu và Sen, lời đó rất đúng.
ĐIỀU 197. BÀN VỀ DÙNG THUỐC (VII)
Vị Hạnh nhân muốn có tác dụng nhuận Phế lợi khí thì phải tẩm vào nước nóng, bỏ vỏ và bấm bỏ đầu nhọn, sao vàng; nếu dùng để chữa các bệnh phong hàn thì để vậy cả vỏ, không bấm
bỏ đầu nhọn, không sao, chủ yếu là để cho phát tán. Vậy mà trước kia thấy có nhiều cửa hiệu đều tẩm bỏ vỏ, làm cho trắng đẹp, có lẽ còn chưa hiểu lẽ đó chăng?
Nguồn trích: CHƯƠNG X: VỊ THUỐC VÀ PHƯƠNG THUỐC - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ
- ĐIỀU CHÚ Ý KHI NGỦ