Tác dụng phụ của nấm linh chi
Rất tốt cho sức khỏe
Chống ung thư: Linh chi có chứa các hoạt chất kháng ung thư như triterpenes, một chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính. Hợp chất đường đa phân tử polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch và cũng là những chiến binh tiêu diệt ung thư.
Trong một số nghiên cứu gần đây, linh chi được chứng minh là giúp “đánh bật” ung thư theo nheieuf cách khác nhau, chẳng hạn như thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy linh chi có thể ngăn ngừa di căn.
Tăng testosterone: Linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid. Điều này có nghĩa nó có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp. Đồng thời, loại nấm này cũng giúp ngăn chặn một loại enzyme chuyển đổi hoóc-môn testosterone thành dihydrotestosterone, lưu lại nhiều testosterone hơn trong cơ thể, qua đó tăng chức năng sinh dục.
Làm loãng máu: Ganoderma trong linh chi có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động.
Tốt cho gan: Axit ganoderic trong nấm linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan ở người.
Kháng khuẩn: Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, ganoderma còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV-1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng…
Giãn mạch máu: Vì có chứa alkaloid(có chứa nito) và adenosine nên linh chi rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với linh chi giúp mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết thương. Ngoài ra, linh chi cũng giúp giảm huyết áp.
Nhưng cũng có tác dụng phụ
Tuy có rất nhiều lợi ích, việc sử dụng loại nấm thần kỳ này cũng cần cẩn thận. Những người huyết áp thấp, những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, hoặc những người phải phẫu thuật không nên dùng linh chi. Huyết áp thấp có thể tốt cho cơ thể, nhưng nếu nó xuống quá thấp sẽ gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và ngăn chặn sự hình thành các màng máu, làm cho máu chảy không dừng. Bởi vậy, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng linh chi.
Hơn nữa, lượng testosterone tăng cao dẫn đến tăng cảm giác ham muốn tình dục và căng cơ, nhưng lại có thể gây ra hói đầu và tạo mụn. Linh chi tăng lượng nhỏ testosterone nên không mang đến những tác dụng phụ này. Tuy nhiên, nếu có điều gì bất thường xảy ra, bạn nên ngừng dùng linh chi một thời gian và theo dõi các biểu hiện trên cơ thể.
Quan trọng hơn, một số người bị dị ứng với linh chi hoặc nếu dị ứng với các loại nấm, bạn nên cẩn thận khi dùng “thần dược” này.
Bài viết Tinh dầu khác
- 9 loại dầu cần thiết cho bệnh tiểu đường
- Hoa oải hương: Công dụng và lợi ích sức khỏe
- 8 loại máy khuếch tán tinh dầu tốt nhất
- Các loại tinh dầu tốt nhất cho sự phát triển của tóc
- Các loại tinh dầu cần thiết cho bệnh trầm cảm
- Tinh dầu cho trẻ sơ sinh: An toàn và sử dụng
- 8 loại tinh dầu tốt nhất giúp loại bỏ rạn da nhanh chóng
- Các loại dầu vận chuyển tốt nhất cho tinh dầu
- 7 loại dầu cần thiết cho dị ứng
- Những loại tinh dầu nào có thể giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp?
- Tinh dầu và bệnh hen suyễn: Các lựa chọn, cách sử dụng và rủi ro
- Tinh dầu và thời kỳ mãn kinh: Nên sử dụng loại dầu nào, cách sử dụng và rủi ro?
- Loại tinh dầu nào giúp xóa mờ nếp nhăn?
- Mười hai loại tinh dầu để giảm ho
- Những loại tinh dầu nào có thể giúp điều trị viêm tai?
- Tinh dầu có thể làm giảm chứng giãn tĩnh mạch?
- 7 loại tinh dầu tốt nhất cho chứng tắc nghẽn xoang
- Những loại tinh dầu nào tốt cho bệnh cảm cúm?
- Loại tinh dầu nào có thể giải tỏa lo lắng?
- Tôi có thể sử dụng tinh dầu để trị vết cắn của bọ ngứa không?