Logo Website

Tám loại tinh dầu tốt nhất để chữa cháy nắng

28/11/2020
Trong số ít các nghiên cứu khám phá lợi ích của tinh dầu đối với việc phục hồi vết cháy nắng, hầu hết đều kết luận rằng tinh dầu cần được thoa càng sớm càng tốt sau khi bị cháy nắng để có được hiệu quả tốt nhất.

Tám loại tinh dầu tốt nhất để chữa cháy nắng

Trong số ít các nghiên cứu khám phá lợi ích của tinh dầu đối với việc phục hồi vết cháy nắng, hầu hết đều kết luận rằng tinh dầu cần được thoa càng sớm càng tốt sau khi bị cháy nắng để có được hiệu quả tốt nhất.

Hầu hết các nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng không nên thoa tinh dầu lên những vùng da rất mỏng hoặc gần các cơ quan điều tiết nhiều hormone như bộ phận sinh dục, mí mắt, miệng và vú.

1. Tinh dầu vitamin E

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng vitamin E có thể làm giảm nguy cơ cháy nắng bằng cách:

- Tác dụng như một chất chống oxy hóa

- Hấp thụ tia UV

- Giúp làm dày lớp ngoài cùng của da

- Tinh dầu vitamin E cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng duy trì độ ẩm và giảm viêm của da.

Tác dụng phụ duy nhất được biết đến liên quan đến việc sử dụng tinh dầu vitamin E là kích ứng da nhẹ. Vì vậy cần pha loãng tinh dầu khi dùng.

2. Tinh dầu vitamin C

Vitamin C, hoặc acid ascorbic, đã được chứng minh là có giảm các triệu chứng cháy nắng và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Các lợi ích sức khỏe đã được nghiên cứu của acid ascorbic bao gồm:

- Bảo vệ khỏi tia UVA và UVB

- Cải thiện các triệu chứng và tình trạng viêm da

- Tăng tổng hợp collagen, hợp chất mang lại độ đàn hồi cho da

- Điều chỉnh các vấn đề về sắc tố để cải thiện khả năng bảo vệ tự nhiên của da chống lại tia UV

- Biến chứng duy nhất được biết đến liên quan đến dầu vitamin C được sử dụng tại chỗ là da đỏ bừng, hoặc đỏ và nóng.

3. Tinh dầu bạc hà

Mặc dù bạc hà (Mentha piperita) có chứa một số thành phần hoạt tính có lợi cho sức khỏe, nhưng tác dụng mạnh nhất cho đến nay là tinh dầu bạc hà.

Các lợi ích sức khỏe đã được nghiên cứu của tinh dầu bạc hà bao gồm:

- Chống viêm

- Kháng khuẩn

- Chống nấm

- Chất khử trùng (có thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân lây nhiễm)

- Thuốc co mạch, thu hẹp các mạch máu bị viêm

- Tinh dầu bạc hà chất lượng phải chứa ít nhất 44% tinh dầu bạc hà tự do.

- Tác dụng phụ duy nhất của tinh dầu bạc hà là kích ứng da nhẹ và mẩn đỏ.

4. Tinh dầu oải hương

Chiết xuất từ ​​cây oải hương (Lavandula officinalis) có ít nhất bảy thành phần hoạt tính được biết đến có tác dụng thúc đẩy tái tạo da và tăng cường chức năng miễn dịch.

Tinh dầu hoa oải hương cũng còn có các tác dụng như:

- Kháng khuẩn

- Chống viêm

- Chống nấm

Điều này giúp giảm các triệu chứng đau, đỏ và sưng đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Hoa oải hương có liên quan đến sự phát triển của bộ ngực ở các bé trai rất trẻ hoặc dậy thì. Tuy nhiên, các triệu chứng đã biến mất trong vòng vài tháng sau khi các em này ngừng sử dụng tinh dầu.

Các triệu chứng có thể có của dị ứng hoa oải hương bao gồm:

- Phát ban da

- Buồn nôn và ói mửa

- Ớn lạnh

- Sốt

- Đau đầu

- Viêm hoặc sưng da đáng kể

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, hoa oải hương cũng được biết là gây ra phản ứng dị ứng.

5. Tinh dầu cây Tràm trà

Tinh dầu được chiết xuất từ ​​lá của cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) đã được sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề về tình trạng da.

Các thành hoạt chất trong tinh dầu tràm trà mang có tác dụng:

- Chống viêm

- Tăng cường miễn dịch

- Kháng khuẩn

- Chống nấm

- Kháng vi-rút

Tinh dầu tràm trà ít có các biến chứng nghiêm trọng. Các tác dụng phụ đã biết của việc sử dụng tinh dầu tràm trà bao gồm:

- Da đỏ, ngứa, rát

- Bệnh chàm

- Da rất khô

- Vảy da

- Chất lỏng tích tụ trong hoặc dưới da

- Mệt mỏi

- Đau bụng

- Ở một số người, tinh dầu tràm trà có thể gây ra rối loạn phồng rộp 

- Ức chế tác dụng của các loại thuốc khác

- Thay đổi máu bất thường

6. Tinh dầu phong lữ

Chiết xuất từ ​​cây phong lữ thảo (Pelargonium tombolens) chứa ít nhất 12 thành phần hoạt tính có các tác dụng:

- Kháng khuẩn

- Chống vi trùng

- Chống ung thư

- Chống viêm

- Tinh dầu phong lữ cũng đã được chứng minh có tác dụng như một loại thuốc an thần và bổ thần kinh, do đó có thể giúp giảm đau mạnh hơn do cháy nắng.

- Kích ứng da là tác dụng phụ duy nhất được biết đến liên quan đến việc sử dụng dầu phong lữ.

7. Tinh dầu hoa cúc

Hoa cúc La Mã (Anthemis nobilis) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, thậm chí hàng ngàn năm, như một phương thuốc thảo dược nhiều dụng vì đặc tác dụng làm dịu của nó.

Với hơn 10 hoạt chất có lợi cho sức khỏe, tinh dầu hoa cúc La mã đã có tác dụng chống viêm. Ngoài ra nó cũng đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy hoặc tăng khả năng chữa lành vết thương.

Tinh dầu hoa cúc được coi là một phương thuốc thảo dược quan trọng và được sử dụng để cải thiện làn da, bao gồm mụn nhọt, cháy nắng và bệnh vẩy nến.

Tinh dầu hoa cúc lã mã cũng gây ra phản ứng dị ứng toàn thân mặc dù hiếm gặp.

8. Tinh dầu bạch đàn

Chiết xuất từ ​​cây bạch đàn thường xanh (Eucalyptus globulus), thành phần hoá hoc của nó có chứa các hợp chất được chứng minh là:

- Chất chống oxy hóa

- Chống viêm

- Kháng khuẩn

Chúng cũng được chứng minh có tác dụng chống tăng sinh hoặc chống ung thư bằng cách ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư. Không dùng dầu khuynh diệp bằng đường uống.

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng tinh dầu dầu khuynh diệp có liên quan đến một số tác dụng phụ bao gồm:

- Phát ban dị ứng

- Buồn ngủ

- Khó thở, đặc biệt ở trẻ em

- Tương tác thuốc

Không bao giờ nuốt các loại tinh dầu vì một số loại độc hại.

Không bao giờ được thoa tinh dầu trực tiếp lên da hoặc trộn với nước. Trước khi thoa tinh dầu lên da, người ta phải pha loãng dầu với dầu dùng làm chất mang. Công thức thông thường là 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 ounce dầu chất mang.

Các loại dầu vận chất mang là dầu khoáng, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân ngọt. Tinh dầu cũng có thể được phun sương vào không khí để hít vào như một liệu pháp thơm.

Các biến chứng liên quan đến việc sử dụng tinh dầu bao gồm:

- Nhạy cảm hoặc kích ứng da, đặc biệt là đối với các loại dầu có chứa phenol và aldehyde

- Cảm quang, hoặc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

- Kích ứng mắt và màng nhầy

- Trong một số trường hợp hiếm hoi, dị ứng

Nếu hít phải dầu, chúng cũng có thể gây kích ứng nhẹ ở phổi, cổ họng hoặc miệng

Nếu ăn phải có thể gây khó chịu nhẹ đường tiêu hóa

Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không giám sát các loại thảo mộc và tinh dầu, vì vậy trước khi mua, tốt nhất bạn nên nghiên cứu nhãn hiệu về chất lượng, độ tinh khiết và danh tiếng thương mại của sản phẩm.

Nguồn: medicalnewstoday