Logo Website

BÀN VỀ CHỨNG ĐẢO KINH

22/12/2020

ĐIỀU 55. BÀN VỀ CHỨNG ĐẢO KINH 

Trong các sách về phụ khoa từ xưa đến nay, đều xếp "Điều kinh" lên hàng đầu. Đủ chứng tỏ người xưa đã xác định phụ nữ lấy huyết làm chủ, nếu kinh huyết không được điều, hoặc hàn, hoặc nhiệt, hoặc quá nhiều, hoặc quá ít, hoặc rít, hoặc loãng v.v... không những có ảnh hưởng tới sức khỏe, mà cả vấn đề sinh dục cũng bị trở ngại. Do đó, ở môn điều kinh chia ra rất nhiều tiết mục, có tới 15, 20 mục chứ không phải ít. Thế mà duy có vấn đề ”đảo kinh" lại rất ít nói đến. Hoặc có nói đến cũng chỉ sơ qua, xen vào trong các mục khác, hình như coi bệnh đó không lấy gì làm quan trọng. Theo ý tôi thì cơ chế gây nên đảo kinh cũng rất phức tạp, mà người bị bệnh đó cũng rất ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh dục. Trước khi thuật một trị nghiệm về đảo kinh của tôi, tôi cũng xin dẫn một số lý luận về đảo kinh của người xưa, mặc dầu rất ít ỏi, cũng đủ chứng tỏ cho trị nghiệm của tôi không phải toàn là viển vông. 

- Trần Lương Phủ nói: "Đương khi hành kinh mà bị việc gì kinh sợ, huyết khí sẽ lẫn lộn đi tràn, dồn ngược lên bộ phận trên, ra đường miệng mũi..." 

- Diệp Dĩ Tiềm nói: "Có khi nguyệt kinh đi lên miệng mũi, đó là do hỏa dồn huyết lên, khí loạn mà gây nên. Dùng bài Tứ vật gia Chi tử, Hoàng liên, Đan bì, Tê giác..." 

- Lý Thời Trân: "Kinh của phụ nữ, có khi đến kỳ chỉ thổ huyết, nục huyết, hoặc huyết ra ở tai, mắt... Như vậy gọi là Đảo kinh..." 

- Phó Thanh Chủ nói: "Trước khi hành kinh một ngày, có người bỗng dưng đau bụng mà thổ ra huyết, đến nỗi huyết không dẫn xuống mà chỉ dồn lên... phần nhiều cho là hỏa nhiệt đến cực độ, có biết đâu chỉ là tại Can khí ngược lên đấy thôi. Can không tàng huyết chỉ là do Thận không nạp khí. Nhưng sở dĩ kích động đến nỗi như vậy, thì chính là Can làm chủ vấn đề. Cho nên phép chữa cần phải "thuận khí để bình Can", không cần phải ích tinh để bổ Thận. Tuy nhiên, gặp trường hợp điên đảo lẫn lộn đến như vậy. Thận khí cũng không khỏi bị vạ lây... Nên ở trong phương pháp thuận khí cũng nên chiếu cố tới vấn đề "nạp khí” một đôi chút. 

- Y Tông kim giám nói: "Đàn bà kinh nguyệt đi ngược, ngược lên bộ phận trên là thổ huyết, nục huyết... đều bởi nhiệt thịnh cả. Nếu huyết ra mất quá nhiều, thì nhiệt theo huyết đi, nên dùng phương pháp bổ làm chủ. Nếu huyết ra ít mà nhiệt còn chưa giảm, tuy là hư, nhưng vẫn phải dùng phương pháp thanh làm chủ. Trước khi hành kinh mà thổ huyết, nục huyết do nội nhiệt làm nghẽn và dồn ngược huyết lên, nên dùng bài Tam hoàng Tứ vật thang để tả, sau khi hành kinh mới thổ huyết, nục huyết dù vẫn có nhiệt, cũng không nên tả, chỉ nên dùng bài Tê giác Địa hoàng thang để thanh... 

- Thương Toán Triết nói: "Phụ nữ có người hàng tháng chỉ thổ huyết hoặc nục huyết mà không hành kinh, người xưa cho là sinh lý tự nhiên. Riêng tôi thì nhận thấy dùng bài Tứ vật thang gia Hương phụ, Đào nhân, Ngưu tất, Đại hoàng rất công hiệu. Nhưng nếu là người thể hư thì cần phải dùng bài Kim quĩ Mạch môn đông thang. 

- Trương Sơn Lôi nói: "Chứng đảo kinh cũng có khi gọi là nghịch kinh... Nó là một tình trạng chỉ có thăng, không có giáng, đường đi trái ngược... phần nhiều do âm hư ở dưới, dương nổi lên trên, không dùng trọng tễ dồn ngay nó xuống, không sao đạt được qui luật dẫn xuống là thuận của nó. Bởi khi hỏa bốc lên, gây bệnh rất chóng, không nên coi là vô bệnh, mà không dùng thuốc điều trị. Vả đó chỉ lả một trường hợp ngẫu nhiên, quyết không có ai suốt đời đều đảo kinh bao giờ. Nếu chứng đó tiếp tục sinh ra luôn, tất sẽ có thời kỳ sinh ra bệnh lớn..." 

Tổng kết các thuyết trên thì bệnh đảo kinh phát sinh có mấy điểm chủ yếu: 1) Sau khi bị sợ mà hành kinh
2) Hỏa dồn huyết lên
3) Can khí nghịch lên, Thận không nạp khí 

4) Nội nhiệt dồn ngược. 

Ngoài những bài thuốc người xưa đã dùng, lại còn có các bài như Hồi lan thang của Vương Tùng Dường trong Bí phương tập yếu, chữa phụ nữ đến kỳ hành kinh mà không thấy, bỗng dưng nục huyết, thổ huyết, hoặc huyết ra ở chân răng... Ôn thanh ẩm của Thắm thị Tôn sinh, Quế chi phục linh hoàn và Đào nhân thừa khí thang của Trọng Cảnh... đều thích hợp với bệnh Đảo kinh. 

Năm 1959-1960, một người thuộc khu chợ Hòa Bình, tên là Trần Thị Đào, 42 tuổi. Nghe bệnh nhân thuật lại: bị bệnh thổ huyết từ hồi kháng chiến (1947), khi còn ở hậu phương; qua các thầy thuốc Tây y khám nghiệm, đều cho là Phế lao, dùng thuốc tiêm, thuốc uống 2, 3 năm liền không khỏi. Rồi chuyển sang uống thuốc bắc, thuốc nam cung đều vô hiệu. Tới hòa bình lập lại, trở về Hà Nội, lại uống và tiêm thuốc Tây hơn một năm vẫn không khỏi; lại chuyển sang uống thuốc bắc. Theo thuốc của một lương y phố Huế, tới 120 thang, cũng chỉ như muối bỏ bể. Mà từ trước tới sau, các thầy thuốc Tây y, Đông y đều cho là bệnh Phế lao.... mà phần nhiều cho là không thể khỏi. 

Khi đến yêu cầu tôi chữa thì hiện chứng vẫn cứ một vài tháng thổ một lần, có khi thổ nhiều, có khi thổ ít, không nhất định. Khi thổ ít, thì hôm trước thổ, hôm sau thường hành kinh; khi thổ nhiều thì hôm sau không hành kinh, hoặc cũng có nhưng huyết ra rất ít, màu da hơi xanh, ăn uống bình thường; đại tiện 2, 3 ngày mới đi một lần, thường xuyên táo, tiểu tiện thường ít và đỏ,.... mạch Trầm Sắc, lẫn Huyền. 

Sau khi chẩn xong, tôi nhận là bệnh Đảo kinh. Muốn dùng mấy bài thuốc có dẫn trên để điều trị, thì vị có vị không, giá tiền lại đắt, không thích hợp với hoàn cảnh của một người đã bị bệnh tới hơn 10 năm. Tôi liền chuyển hướng dùng thuốc nam để điều trị. Nhận thấy bệnh Đảo kinh chủ yếu là do huyết nhiệt gây nên, nên tôi dùng ích mẫu là một vị có khí vị khổ hàn để hoạt huyết điều kinh; nhưng muốn cho huyết hành được dễ dàng, càn phải điều khí, vì khí là "soái” của huyết, khí có hành thì huyết mới hành, nên tôi dùng vị Hương phụ là khí dược ở trong huyết, có tác dụng dẫn hành được cả khí của 12 kinh, cùng hợp với ích mẫu thành cái công dụng "khai uất, tán trệ, thống kinh, hoạt huyết..." Tôi chỉ dùng 2 vị đó hình quân đem tán bột (Hương phụ tẩm đồng tiện 3 ngày 3 đêm) luyện với hồ, viên bằng hạt đỗ con, Mỗi lần nuốt 50 viên (không nhai), tiêu bằng nước nóng, ngày uống 3 lần. Trước sau uống hết chừng 2 cân thuốc, bệnh khỏi. Thế là bệnh trị tới linh 10 năm, chữa có bỡn một tháng, tiền chi hết hơn 3 đồng là khỏi hẳn. Khi bệnh khỏi, Thị Đào nói chuyện với lương y đã cát cho 120 thang trước, ông ta lấy làm lạ, tìm đến nhà tôi hỏi về phương pháp chữa, tôi nói: "Có lạ đâu, tôi chỉ dùng phương pháp điều kinh đấy thôi", ông ta ngạc nhiên không tin nói: "Bệnh thổ huyết đã tới hơn 10 năm, cả Tây y khám nghiệm cũng đã công nhận là Phế lao, Vậy mà cụ lại chữa điều kinh là nghĩa gì?..." Bất đắc dĩ tôi phải thuật lại các thuyết của các y giả đời trước nói về Đảo kinh như tôi đã dẫn ở trên cho ông ta nghe, rồi tôi lại phải dẫn cả công dụng của hai vị ích mẫu và Hương phụ để chứng với phương pháp điều trị của tôi, bấy giờ ông ta mới chịu là đúng. Khi ông ta đúng dậy về, tôi bắt tay dặn thêm: đây chỉ là một trường hợp, ông đừng cho rằng bệnh thổ huyết nào cũng đều là đảo kinh. Chủ yếu của Đông y ta là "biện chứng luận trị, tùy bệnh xử phương" không phải hễ cứ sốt rét là uống-"ký ninh" được đâu. 

Nguồn trích: CHƯƠNG IV: ÔN BỆNH VÀ TẠP BỆNH-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990