Logo Website

CÁC BỆNH TIM MẠCH

06/02/2021
Đánh trống ngực là những nhịp đập của tim mà bệnh nhân cảm thấy được và làm người bệnh khó chịu (Laennec). Bình thường, hoạt động của tim chỉ được người bệnh cảm thấy do ảnh hưởng của xúc cảm hoặc khi gắng sức.

CÁC BỆNH TIM MẠCH

1. Đánh trống ngực

Đánh trống ngực là những nhịp đập của tim mà bệnh nhân cảm thấy được và làm người bệnh khó chịu (Laennec). Bình thường, hoạt động của tim chỉ được người bệnh cảm thấy do ảnh hưởng của xúc cảm hoặc khi gắng sức.

a. Đánh trống ngực khi gắng sức

Nguyên nhân:

- Suy nhược thần kinh - tuần hoàn: đánh trống ngực xuất hiện khi chỉ gắng sức nhẹ, có kèm theo đau ở vùng tim và khó thở.

- Suy tim: một gắng sức nhẹ cũng gây đánh trông ngực, nhiều khi rất khó chịu.

b. Đánh trống ngực đều:

Nguyên nhân:

- Tim đập nhanh kịch phát: xuất hiện một cách đột ngột, không rõ nguyên nhân.

- Đánh trống ngực thường di đôi vối dấu hiệu đau ở vùng tim.

- Nhiễm độc nicotin (do hút thuốc lá) và cafein (do uống cà phê).

- Các rối loạn tiêu hoá: gặp trong các trường hợp do nuốt hơi, chứng khó tiêu, u ruột non dạng ung thư.

- Sốt: do tim đập nhanh gây đánh trống ngực.

Thiếu máu: thường đánh trống ngực xuất hiện khi gàng sức. Giảm glucose huyết: thường gặp đánh trống ngực.

Giảm huyết áp ỏ thế đứng: đánh trống ngực xuất hiện khi ởtư thế đứng.

Mãn kinh: đánh trống ngực kèm theo các cơn bốc hoả.

Uống hoặc tiêm các thuốc: ephedrin, aminophyllin, atropin, cao tuyến giáp và thuốc an thần.

Các bệnh: Basedow, u tuỷ thượng thận, hở động mạch chủ, chẹn tâm nhĩ - thất hoàn toàn.

c. Đánh trống ngực không đều:

Nguyên nhân:

Chứng ngoại tâm thu. Loạn nhịp hoàn toàn.

2. Các biểu hiện ở não

Ngất và thỉu: sự sút giảm hoặc tạm ngừng trong chốc lát

tuần hoàn não, thường dẫn đến:

- Khi nhẹ: gây hiện tượng "thỉu" người đi, cơ thể tuy yếu nhưng vẫn còn ít nhiều ý thức. Cơn "thỉu" ít khi là do tai biến từ nguyên nhân tim.

- Khi nặng: gây hiện tượng "ngất". Ngưòi bệnh mất hoàn toàn ý thức. Cơn ngất là hiện tượng thỉu đã nặng, xảy ra đột ngột, ngắn ngủi và có kết hợp vối chứng mạch chậm thường xuyên hay không là do hội chứng Adams - Stokes (hội chứng của bệnh tim).

3. Mạch

Người ta bắt mạch ở động mạch quay.

Bát các động mạch khác có thể giúp ta phát hiện một số bệnh:

- Sờ động mạch đùi ở người trẻ tuổi bị tăng huyết áp đễ phát hiện bệnh "hẹp eo động mạch chủ".

- Sờ động mạch khoeo, động mạch mu bàn chân và động mạch chầy sau để nghiên cứu bệnh viêm động mạch.

a. Mạch quay

Khi bắt mạch, người ta đặt 3 ngón tay lên động mạch và ép động mạch vào xương, lần lượt ta chú ý:

Tần sốvà nhịp:

+ Xem chứng loạn nhịp.

+ Xem hiện tượng "mạch bị hụt" khi số lần mạch đập ít hơn số lần tim đập.

Áp lực trong động mạch:

Cách tìm áp lực động mạch như sau: lấy ngón tay trỏ ép động mạch quay đế ngăn không cho các nhịp đập từ động mạch trụ qua cung gan tay tới có thể đi qua được. Sau đó dùng ngón nhẫn ép cho tói khi ngón tay giữa không còn cảm thấy một cảm giác đập nào nữa. Người ta phân biệt:

+ Mạch cứng: áp lực tâm trương cao.

+ Mạch mềm: áp lực tâm trương thấp.

+ Mạch nhẩy (mạch corrigan): áp lực tâm thu dâng lên nhanh là ta phải nghĩ tới bệnh hở động mạch chủ, còn ống động mạch.

+ Mạch nhỏ: gặp trong bệnh hẹp động mạch chủ. Đây là bệnh mà ngay cả khi áp lực động mạch vẫn bình thường thì áp lực tâm thu cũng chỉ dâng lên từ từ.

+ Mạch dội đôi: sự xuống thấp của áp lực diễn ra làm 2 thì.

+ Mạch nghịch thường (mạch Kussmaul): các mạch đập yếu đi hoặc biến mất khi hít vào sâu. Dấu hiệu này được nhận định để chỉ rõ bệnh "viêm thắt màng ngoài tim".

Thành động mạch:

Cách xác định: dùng ngón tay trỏ và ngón nhẫn ép động mạch vào xương để tống hết máu ở đoạn động mạch này ra. Khi đó dùng ngón tay giữa lăn động mạch này để nhận định thành mạch, xem động mạch có bị cứng, ngoãn ngoèo hoặc như xe điếu" hay không.

Mạch không đều nhau: mạch hai bên có thể khác nhau trong một sô bệnh của động mạch chủ (như: phình động mạch chủ, viêm động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ).

b. Một sô kiểu mạch đập đặc biệt

- Mạch sole: mạch bị so le khi mà các đập mạch cứ lần lượt một cái đập khẽ rồi lại đến một cái đập mạnh, nhịp tâm thất trong khi đó vẫn đều (khác vối chứng ngoại tâm thu nhịp đôi).

Mạch so le thưòng chỉ cho biết là có suy tim trái, nhất là tim lại đập chậm. Nó cũng cho biết là có thể do dùng thuốc digitalin.

Trong cơn tim đập nhanh kịch phát, mạch so le không có ý lĩa gì cả.

- Mạch đôi: mạch gọi là nhịp đôi là mạch cứ sau mỗi cái tim đập bình thường thì lại có một ngoại tâm thu đi theo, cứ thế kế tiếp nhau một cách rất đều đặn. Khi bắt mạch thì thấy có đặc điếm là cứ một cái mạch đập mạnh rồi lại đến một cái mạch đập khẽ, tiếp theo sau là một thời gian nghỉ bù.

c. Mạch đùi

Sự mât mạch đùi là môt dấu hiệu căn bản của bệnh "hẹp động mạch chủ". Việc bắt mạch đùi phải là một động tác bắt mạch trong tất cả các trường hợp tăng huyết áp.

4. Áp lực động mạch

Đo áp lực động mạch bằng một huyết áp kế: cẳng tay cần được nâng lên ngang vổi mức tim, khuỷu tay phải hơi gấp nhẹ và cánh tay không được bị bó chặt bởi tay áo.

Bờ dưới của băng cuốn cách nếp khuỷu tay khoảng 2 -3cm. Bể rộng băng áp lực chỉ bằng 2/3 chiều dài cánh tay.

a. Áp lực tâm thu: khi bắt đầu nghe thấy các tiếng động mạch một cách điều hoà thì đó là con số áp lực tâm thu.

b. Áp lực tâm trương thả hơi đến một mừc độ áp lực nào đó, các tiếng động mạch mất đi hoàn toàn. Mức độ này ]à mức độ áp lực tâm trương.

Chú ý:

Khoảng thiếu tiếng: khi tháo dần hơi ở băng cuốn ra, các tiếng động mạch biến mất rồi sau đó lại tái hiện ở một mức áp lực thấp hơn, cuối cùng thì tiếng đập động mạch mất hẳn. Trong trương hợp này, vì băng cuốn không được bơm căng tới một mức độ cần thiết thì ta sẽ rơi vào sai lầm là đọc con số áp lực tâm thu ở mức dưới.

Các trị số bình thường: thường nói rằng, áp lực tâm thu bằng con số 100 cộng với số tuổi của người bệnh.

Ở người trẻ:

Áp lực tâm thu thay đổi từ 90mmHg đến 140mmHg. Áp lực tâm trương thay đổi từ 60mmHg đến 90mmHg.

Thường đo áp lực động mạch ở cả hai bên và nếu có sự chênh lệch quá 20mmHg thì cần phải tìm nguyên nhân.

- Áp lực tâm trương:

+ Trường hợp bình thường: áp lực tâm trương tăng lên thêm 10mHg - 20mmHg khi người bệnh đang từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng.

+ Nếu áp lực tâm trương hạ xuống khi từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng thì đó là hiện tượng bệnh lý: giảm huyết áp thể đứng.

- Áp lực động mạch đùi

Ngưòi bệnh được đặt ở tư thế nằm sấp, băng cuốn được quấn xung quanh đùi.

Nghe tiếng đập động mạch ở hõm khoeo.

Kết quả bình thường: những áp lực đo được ở đây cao hơn áp lực ỏ cánh tay 10mmHg.

Sự chạm của mỏm tim vào lống ngực

Sự chạm bình thưởng của mỏm tim là sự nhô lên của thời tâm thu, khu trú ở khoảng gian sườn 4 hoặc 5 bên trái, ở đường giũa xương đòn.

Nếu nằm nghiêng vê phía bên trái, chỗ chạm của mỏm tim ờng bị dịch ra phía ngoài tù 2 - 4cm.

Chỗ chạm của mỏm tim vào lồng ngực nhỏ hoặc vạch theo một đường dài.

Sự chạm của mỏm tim bất thường:

- Sự chạm dội hẳn lên: gặp trong bệnh phì đại tâm thất trái.

Sự chạm lan rộng: gặp trong hội chứng giãn hoặc phình vách tim.

- Sự chạm toàn khối: làm rung chuyển toàn bộ nửa lồng ngực.

Sự chạm hai thì: nhịp ngựa phi trong bệnh suy tim.

Sự chạm ở đáy tim: có thể sờ thấy sự nhô lên nhịp nhàng của đáy tim ở khoảng gian sườn 2 trái, thường gặp trong bệnh giãn động mạch phổi.

Nếu sờ được những sự nhô lên của đáy tim ở bên phải xương ức thì ta nghĩ đến bệnh phình động mạch chủ.

- Sự chạm ở bên phải: cho phép phát hiện chứng tim di chuyển sang phải.

7. Lưu lượng tim

- Lưu lượng tim là lượng máu mà một trong số hai tâm thất bơm ra trong một phút. Lượng máu này ở hai bên tâm thất bằng nhau.

- Lưu lượng tâm thu: là lượng máu được bơm ra trong mỗi lần tim đập.

Ta có:

Lưu lượng tim = lưu lượng tâm thu X tần số tim

- Chỉ số tim: là lượng máu (tính thành lít) do tim bơm ra trong 1 phút cho 1m2bề  mặt da (lít/phút/m2).

Theo tác giả Cornard, các trị sô bình thường là: Lưu lượng tim: từ 5,5 đến 6,5 lít

Chỉ số tim: từ 3.1 đến 3,8 lít.

Lưu lượng tâm thu: từ 80 đến 90ml.

Lưu lượng tim tăng lên khi gắng sức, nhịp tim nhanh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thai nghén, thiếu máu...

Lưu lượng tim bị giảm trong suy tim, trạng thái shock (sốc), trong nhịp tim nhanh quá 170/phút...

8. Áp lực tĩnh mạch

Lấy chiều cao của tâm nhĩ phải làm tầm chuẩn, để bệnh nhân nằm nghỉ hoàn toàn ít nhất là 15 phút, kê tay vào gối để cho tay ở cùng một độ cao với tâm nhĩ phải.

Chọc vào tĩnh mạch bằng một kim to, rồi nối kim này với một áp kế (kiểu áp kế dùng để đo áp lực nưốc não tuỷ), áp kê này cũng được đật ỏ cùng tầm với tâm nhĩ phải.

Đọc áp lực tĩnh mạch trên áp kế. Bình thưòng: áp lực tĩnh mạch thay đổi từ 2 - 12cm nước.

Các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch:

- Tăng áp lực tĩnh mạch toàn thân: xảy ra trong các bệnh

+ Suy tim phải.

+ Tràn dịch màng ngoài tim. 

+ Khí thũng phôi.

+ Béo phì.

- Tăng áp lực tĩnh mạch chỉ riêng ở 2 chi trên: gặp trong bệnh tĩnh mạch chủ trên bị tắc.

- Tăng áp lực tĩnh mạch chì riêng ở 2 chi dưới: gặp trong các bệnh

+ Tĩnh mạch chủ dưới bị tắc.

+ Khôi u ở bụng.

+ Thai nghén.

+ Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

+ Nghẽn các tĩnh mạch đùi hoặc chậu.

9. Tốc độ tuần hoàn

Vì đo tốc độ tuần hoàn phức tạp nên ngưòi ta thay nó bằng đo thời gian tuần hoàn.

Thòi gian tuân hoàn là thòi gian mà máu cần để đi từ một điểm này đến một điểm khác của hệ thống tuần hoàn.

Người ta đo thời gian tuần hoàn bằng cách đưa vào máu tại một nơi nào đó của hệ tuần hoàn một chất ngoại lai rồi đo thòi gian cần thiết để cho chất đó đi đến được một điểm khác của hệ tuần hoàn.

Thời gian tuần hoàn càng ngắn nếu tốc độ tuần hoàn trung bình trong đoạn đường mà ta nghiên cứu càng nhanh.

Kết quả bình thường:

- Thòi gian cánh tay - lưỡi: trị số trung bình: 10 - 18 giây. - Thời gian cánh tay - phổi: trị số trung bình: 3 - 8 giây.

Nguồn: Chủ biên: Hoàng Gia - Chăm sóc bệnh trong gia đình, Tập I, 2009