Logo Website

TRÌNH BỆNH TRONG PHÒNG CẤP CỨU

16/12/2020
Ngay cả SV thành thạo nhất trong việc trình bệnh cũng gặp khó khăn khi trình bệnh trong phòng cấp cứu. Phòng cấp cứu thường hỗn loạn, bận rộn, phân trí. Trình một ca bệnh trong khung cảnh này có trọng tâm khác với cách trình bệnh thông thường. Nó không có mục đích chính yếu tìm ra bệnh gì, bất thường ở hệ cơ quan nào, mà là các vấn đề đe dọa sinh tử của người bệnh.

Các điểm khác biệt cần nhớ khi trình bệnh ở phòng cấp cứu: 

Đặc điểm 

Việc nên làm 

Giả định tất cả người bệnh có thể chết:
(hay mất một phần thân thể) 

Báo cáo chính xác và khu trú vào những điểm gây nguy cơ hay loại trừ nguy cơ tính mạng của người bệnh 

Xoay quanh nhiều người bệnh cùng một lúc: 

Báo cáo tối đa trong vòng 5 phút. Khởi đầu với lý do nhập viện và tập trung vào lý do 

 

nhập viện mà thôi, trừ phi vấn đề trầm trọng khác nẩy sinh ra. 

Không theo trật tự thông thường: 

Xếp thứ tự ưu tiên, người bệnh nào cần xem trước, việc nào cần làm trước 

Bệnh sử không hoàn chỉnh: 

người bệnh có thể dấu một số chi tiết hay không nhớ hết. Cần khai thác hết các điểm nghi ngờ trong bệnh sử. 

Thí dụ: 

“BN nam 47 tuổi, tiểu đường loại II, cao huyết áp, cao mỡ, vào viện vì đau ngực tái đi tái lại 3 ngày nay. Hỏi thêm thì ông ta bảo cơn đau đầu tiên cách đây 6 tuần khi chất hàng lên xe tải, sau đó 1 tháng thì đau 2-3 cơn nữa khi cố sức. Ba ngày trước cơn đau đánh thức người bệnh, vài giờ lại đau, bất kể gắng sức hay nằm nghỉ. Đau ngầm dưới xương ức như bị xiết, lan về vai trái. Khi đau thì toát mồ hôi và buồn nôn, không theo nhịp thở, không khó thở. Có dùng thuốc chống loét dạ dầy nhưng không đỡ. Thuốc dùng hàng ngày là aspirin, atorvastatin, metformin và losartan. Hút ngày một gói thuốc lá. Không nghiện ma túy. 

Khám thực thể, huyết áp 144/72, mạch 88, thở 16, nhiệt độ 37, oxy 97% khí trời. Áp lưc TM cảnh 5 cm, không nghe tiếng động mạch cảnh. Phổi trong, tiếng tim bình thường, không âm thổi hay tiếng cọ. Bụng mềm, không đau. Chân không phù. Troponin 0.0. X- quang phổi bình thường. Điện tim nhịp xoang với bloc nhánh phải (có từ 2 năm trước) 

Tóm tắt, người bệnh nam 47 tuổi, đa nguy cơ tim với cơn đau thắt ngực, hiện tại không đau nhưng với thang điểm TIMI là 3, tức 13% nguy cơ tim sẽ xảy ra trong vòng 14 ngày, vì vậy đề nghị nhập viện để thông tim ngày mai.” 

Các thang điểm dùng để tiên đoán các nguy cơ ngày càng được sử dụng như thang điểm TÌMÌ cho cơn đau thắt ngực, thang điểm Wells cho thuyên tắc tĩnh mạch sâu chi dưới (DVT), và tiêu chuẩn Ranson cho viêm tụy cấp giúp ích trong các quyết định điều trị ngay từ phòng cấp cứu. Các SV được khuyến khích sử dụng cách thang điểm này trong trình bệnh. 

Hoàn cảnh gia đình và xã hội là một điểm cần nêu ra trong trình bệnh. Vì các quyết định trong phòng cấp cứu xảy ra nhanh chóng, các hoàn cảnh của người bệnh thường bị bỏ sót. Thí dụ người bệnh neo đơn không có khả năng tự thay băng tại nhà. SV là người có thể tiếp cận điều đó và lên tiếng nói cho họ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chăm sóc. 

Nguồn: KỸ NĂNG TRÌNH BỆNH cho sinh viên y khoaNgười dịch: Nguyễn Đình Vân VietMD Publishing, 2020