Logo Website

HỌC THUẬT CỦA ĐÔNG VIÊN - ĐAN KHÊ

27/02/2021
Lý Đông Viên, Chu Đan Khê là hai danh y đời trước. Một nhà chuyên về bổ dương, một nhà chuyên về bổ âm, mở ra cho y giới đời sau hai pháp môn lớn. Khá tiếc các y giả đời sau, người tôn Đông Viên thì chê Đan Khê, người tôn Đan Khê thì chê Đông Viên. Thật đúng như câu thơ của Đỗ Phủ: "Tỳ phu hàm đại thụ, đa kiến bất tự lương (Con vờ lay cây lớn, chẳng biết lượng sức mình...)

ĐIỀU 137. HỌC THUẬT CỦA ĐÔNG VIÊN - ĐAN KHÊ 

Lý Đông Viên, Chu Đan Khê là hai danh y đời trước. Một nhà chuyên về bổ dương, một nhà chuyên về bổ âm, mở ra cho y giới đời sau hai pháp môn lớn. Khá tiếc các y giả đời sau, người tôn Đông Viên thì chê Đan Khê, người tôn Đan Khê thì chê Đông Viên. Thật đúng như câu thơ của Đỗ Phủ: "Tỳ phu hàm đại thụ, đa kiến bất tự lương (Con vờ lay cây lớn, chẳng biết lượng sức mình...). Có biết đâu rằng: "Bổ dương bổ âm là hai nguyên tắc trị liệu lớn, không thể bỏ sót bên nào". Đông Viên chưa từng bỏ quên phần âm, mà Đan Khê cũng chưa từng bỏ lãng phần dương. Y giả nên học tập cái sở trường, mà lọc bỏ cái sở đoản. Tuân theo phương pháp mà không cố chấp phương dược. Đối với loại bệnh hư lao thì nên tôn thuyết "dương thường có thừa, âm thường không đủ" của Đan Khê, mà nên hết sức tránh những vị thuốc khổ hàn, vì e nó sẽ làm hại đến dương. Gặp loại bệnh Tỳ Vị hư yếu, nên dùng phương pháp "bồi thổ để sinh kim” tức là tôn theo thuyết của Đông Viên, nhưng nếu không phải trường hợp "trung khí hạ hãm”, thì những loại thuốc có tính chất thăng đề và táo liệt cũng không nên dùng, vì e nó sẽ làm hại đến âm. Như vậy thì là dùng cả hai thuyết mà hai thuyết đều hay có cần chi phải "hàng cá nguýt hàng thịt" không những đắc tội với tiên hiền, mà lại làm khó cho cả kẻ hậu học về sau. 

Nguồn trích: CHƯƠNG VIII: HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990