HUYỆT PHONG PHỦ ĐỐI VỚI CẢM PHONG
ĐIỀU 79. HUYỆT PHONG PHỦ ĐỐI VỚI CẢM PHONG
Người ta bị cảm phong, tất phải qua huyệt Phong phủ, nếu là người tinh ý, hễ cảm thấy phía gáy có vẻ "ghê ghê rờn rợn".... tức thì phát sinh hắt hơi, rồi tiếp đến phát nhiệt, ố hàn... Về mùa nhiều gió, ta nên phòng bị giữ kín gáy, không nên để hở. Tư sinh kinh chép rằng: "... Kỳ Bá đáp câu Hoàng đế hỏi: cự dương là một kinh thuộc về các kinh dương. Luồng mạch của nó nối liền Phong phủ, nên là chủ khí của các kinh dương. Xem vậy thì huyệt Phong phủ chính là nơi phát sinh ra bệnh Thương hàn. Trong Châm cứu Tụ Anh chép: người phương Bắc thường dùng các thứ da có lông để quàng sau gáy; ở phương Nam, những người yếu cũng thường lấy bông hoặc lụa quàng vào gáy... gọi là "hộ hạng"... tuy chỉ là tập tục mà rất hợp với y lý. Người đời nay, chỉ về mùa rét mới dùng khăn quàng cổ, còn 3 mùa kia đều bỏ qua... Tưởng cũng là quan niệm không đúng.
Nguồn trích: CHƯƠNG VI: KINH LẠC VÀ CHÂM CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ