Logo Website

MẠN ĐÀM VỀ LAO THƯƠNG

22/03/2021

ĐIỀU 160. MẠN ĐÀM VỀ LAO THƯƠNG 

Thuộc về bệnh "lao thương” trong các y thư đều có nói đến, nhưng phần nhiều phân tích không được, rành mạch. Nay tôi xin trình bày thiển kiến của tôi để chất chính cùng các bạn đồng nghiệp. ' 

- Lao tức là một bệnh phát sinh bởi ngũ tạng tích lao. Thương tức là một bệnh phát sinh bởi thất tình bị thương. 

Phàm con người nghĩ ngợi quá nhiều thì Tâm lao, nói năng quá nhiều thì Phế lao, uất giận quá nhiều thì Can lao, đói no làm lụng quá nhiều thì Tỳ lao, tửu sắc quá nhiều thì Thận lao. Khi mới bất đầu, khí huyết còn thịnh, dù hàng ngày lao lực, mà vẫn không tự biết là lao. Dần dần về sau, càng lao bao nhiêu sẽ càng bị hư bấy nhiêu. Cái khí thủy cốc ở trong Vị, hàng ngày sinh ra được bao nhiêu tinh huyết, không đủ để cung ứng với sự chi dụng trong một ngày, do đó tinh huyết hao dần, chân khí sót dần, các chứng mắt hoa tai ù, tâm phiền, thần mỏi, miệng ráo họng khô, ăn ít, hơi ngắn, eo chân đau nhức đều lần lượt phát sinh. Thậm chí đi đến khái thấu, họng đau thổ huyết, nục huyết. Bệnh tình lúc đó thật đã gần đất xa trời, khá nguy hiểm. Tần Việt Nhân cho là: phải có "tổn" mới thành "hư lao", thật rất đúng. Ông nói: Hư mà cảm hàn sẽ tổn đến dương. Dương hư thì âm thịnh. Sự "tổn" sẽ từ trên xuống dưới. Bắt đầu tổn đến Phế, sẽ biểu hiện da nhăn tóc rụng, thứ hai tổn đến Tâm, huyết mạch sẽ không vinh dưỡng được Tạng Phủ, thứ ba tổn đến Vị, uống ăn sẽ không giúp cho cơ nhục. Hư mà cảm nhiệt, sẽ tổn đến âm. Âm hư thì dương thịnh. Sự "tổn” sẽ từ dưới lên trên. Bắt đầu tổn từ Thận, sẽ biểu hiện chứng hậu xương trệt không dậy được, thứ hai tổn đến Can, gân sẽ lỏng lẻo không bền vững, thứ ba tổn đến Tỳ, uống ăn sẽ không tiêu hóa. Tổn từ trên xuống dưới, quá Vị không thể chữa; tổn từ dưới lên trên, quá Tỳ sẽ không thể chữa." 

Xem đoạn của Việt Nhân nói đó, thật là đã hiểu rõ khí huyết ở trong thân thể con người; đều phải nhờ có khí của thủy cốc mới sinh ra được. Do đó, ta nhận thấy Việt Nhân rất chú trọng đến Tỳ Vị. Mà cái cớ do lao thành hư, do hư thành tổn, cũng rất rõ rệt. Còn đến trị pháp, theo chủ trương của Việt Nhân thì: Phế bị tổn phải ích khí; Tâm bị tổn phải điều vinh vệ; Tỳ bị tổn phải điều uống ăn, vừa ấm lạnh; Can bị tổn phải làm cho dịu Can khí; Thận bị tổn phải bổ sung tinh khí. Thật là một thành pháp rất đích đáng, đời sau không thể thay đổi. Còn về "thất" thương là nói về sự thương thắng của thất tình. Ngẫm như hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. ai không có lúc gặp trường hợp đó. Nhưng nếu đáng hỷ mà hỷ, đáng nộ mà nộ, đáng ưu mà ưu,. đều chỉ một vừa hai phải, thì tức như câu trong Trung dung "hỷ nộ ai lạc phát sinh đều đúng mức”. Như vậy là một trường hợp rất bình hòa, còn có gì gọi là thương? Chỉ có là khi việc chưa đến nơi đã dự nghỉ ngay từ trước, khi việc đã qua rồi vẫn còn lưu luyến mãi không nguôi. thì suốt tháng suốt năm không lúc nào thoát ra khỏi vòng hỷ nộ ưu tư. Mà tấm lòng (tâm) kia không còn được chút nào là thênh thang thoải mái. Vậy mà muốn cho khỏi "thương” sao được? Song le, thất tình làm thương, tuy phân phối về 5 tạng, mà rút cục cũng đều trở về Tâm. Như hỷ thì thương Tâm, đó chính là bệnh của bản tạng. Vì hỷ quá thì dương khí phù quá, mọi luồng mạch trống rỗng, Tâm sẽ do đó mà bị thương. Đến như nộ làm thương Can, Can vốn không biết là nên nộ, Tâm biết là nên nộ, nên mới nộ quá nhiều, do đó thành ra Can bị thương mà Tâm cũng bị thương. Ưu làm thương Phế, Phế vốn không biết là nên ưu, vì Tâm biết là nên ưu, nên mới ưu quá nhiều, do đó thành ra Phế bị thương mà Tâm cũng thương. Cứ thế mà suy thì như tư, như bi, như khủng, như kinh v.v... cũng đều thống thuộc về Tâm cả. Phương ngôn ta có câu "trăm dâu đổ vào đầu tầm” cũng cùng một nghĩa. Cho nên điều trị thất thương, tuy có nhận thấy là bệnh thuộc Can, Tỳ, Phế, Thận nhưng chủ yếu là phải chữa cả Tâm, mới mong thu được kết quả. 

Nguồn trích: CHƯƠNG IX: KINH NGHIỆM LÂM SÀNG - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990