NGOẠI TRỊ PHÁT HÃN
ĐIỀU 99. NGOẠI TRỊ PHÁT HÃN (I)
Thuộc về phương pháp phát hãn, nếu gặp chứng sơ cảm, có khi không cần phải uống thuốc, chỉ dùng ngoại trị cũng khỏi. Tôi thường chữa một người: Về khoảng cuối Xuân sang Hạ, vì cảm phải khí lạnh trái mùa mà phát sốt, đã đến một ông lương y dùng các vị như Chi tử, Đạm sị, Hương nhu, Hoạt thạch, Tử tô, v.v... cho uống, vẫn không ra được mồ hôi, vẫn sợ lạnh, phải mặc áo bông. Tôi đến thăm thấy chứng hậu không nóng lắm, miệng không khát, vẫn sợ lạnh và không mồ hôi... Mạch Phù, rêu lưỡi trắng... Đoán là Thương hàn, không phải thương thử. Vì là bệnh nhẹ, không cần phải dùng thuốc uống, vừa chiều theo tính ngại đắng của bệnh nhân, liền dùng các vị Phù bình (bèo cái), Bạc hà, Thương truật, Tô diệp, Thông bạch, Sinh khương... mỗi thứ 5 đ.c., đun vào nồi lớn, bảo bệnh nhân vào buồng kín lấy nước thuốc ấy tắm, tắm xong lau ráo mình, nằm đắp chăn kín, một giờ sau, mồ hôi ra khấp mình, bệnh khỏi.
Phương pháp chữa trên này, vì bệnh nhân thể chất còn thực nên mới tắm, nếu là người hư yếu, thì chỉ trùm chăn kín để xông, cũng ra được mồ hôi.
ĐIỀU 100. NGOẠI TRỊ PHÁT HÃN (II)
Dùng ngoại trị để làm cho ra mồ hôi theo tài liệu cổ còn khá nhiều phương pháp, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì có mấy phép buộc vào lòng bàn tay, tra vào mắt, đắp vào rốn là công hiệu chóng và dễ dàng. Xin ghi ra đây để giúp bà con gặp trường hợp xa thầy, hiếm thuốc, có thể tự lực điều trị, khỏi để bệnh dây dưa kéo dài, mà nhẹ hóa nặng.
1. Khi mới bị thương hàn, phương pháp chủ yếu là phát hãn. Dùng hành sống, gừng sống, muối, đậu sị... cùng giã nát, sao nóng, bọc vào vải mỏng, đắp lên rốn, nằm đáp chăn cho ra mồ hôi.
2. Dùng Ma hoàng (bỏ đốt) 8 gam, Cam thảo 4 gam, Băng phiến 0,1 gam. Các vị cùng tán bột thật nhỏ, điểm vào đầu mắt như tra thuốc đau mắt hột, rồi nằm đắp chăn kín cho ra mồ hôi (Bài này chữa được cả các chứng thương hàn, Thời dịch, cảm mạo, không ra được mồ hôi).
3. Dùng hạt thầu dầu (nhất là thứ tía) giã nát, dát mỏng vào lòng bàn tay, lấy một miếng giấy hoặc khăn tay phủ lên, rồi lấy ấm nước nóng là (ủi) lên trên như là quần áo. Hoặc dùng vật gì khác nóng là lên cũng được. Một lát sẽ ra mồ hôi (Bài này chữa được cả các chứng cảm sốt không có mồ hôi, Nhất là chứng trúng phong. Không có thầu dầu thì dùng hành sống cũng được).
4. Dùng Thương truật, Phèn phi, gừng già cùng tán bột trộn với nước hành sống, dán vào lòng bàn tay bên phải, rồi để khum tay úp lên rốn, úp khéo đừng để xát vào rốn. Đồng thời tay trái nắm chặt Thận nang (đèn bà thì úp lên sản môn). Nằm đắp chăn kín. Cách chừng 80 phút uống thêm một bát nước đậu xanh, sẽ ra mồ hôi (Tâm chủ huyết, mồ hôi tức là do huyết gạn lọc ra. Huyệt Lao cung ở lòng bàn tay thuộc tâm, nên mới nhằm vào đó để phát huy tác dụng phát hãn)
5. Đun nước nóng, ngâm từ bụng chân trở xuống. Còn từ bụng chân trở lên thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
6. Dùng củ gấu giã nát (nhất thì thứ tươi tẩm với dấm thanh, sao nóng, bọc vào khăn mỏng, xát dọc đường xương sống nhiều lượt (chứng phong hàn phạm vào kinh lạc, sinh ra đau nhức, cũng dùng bài này xát vào chỗ đau).
7. Đun nước lá Tía tô, nằm ngửa, bỏ tóc vào ngâm. Còn từ mặt trở xuống thì đắp chăn kín (Bài này làm rất hay, nhưng hiện nay, chỉ đàn bà mới có thể làm được. Còn đàn ông thì đều cát tóc ngán, khó làm).
Nguồn trích: CHƯƠNG VII: Y LÝ VÀ Y ÁN - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ