PHÂN TÍCH BỆNH ÁN CỦA LÝ ĐÔNG VIÊN
ĐIỀU 138. PHÂN TÍCH BỆNH ÁN CỦA LÝ ĐÔNG VIÊN
Lý Đông Viên chữa một người đã ngót 70 tuổi, bị bệnh mình nóng và tê, đùi gối rã rời; hay cười, chóng đói, đờm sít khạc ra không được, lưỡi cứng khó nói, nói khàn không thành tiếng. Lý chẩn mạch: bên tả Hồng Đại và có lực... Đoán là nhiệt tà tụ ở kinh lạc. Khi trông ngoài cánh tay thấy có 2,3 vết sẹo mới hỏi thì bệnh nhân nói "vì đốt hương”. Lý nói: bệnh của ông là do chỗ này gây nên. Kinh mạch ở trong thân thể con người, 3 kinh dương thuộc Thủ, đi từ ngoài ngón tay dẫn lên đầu. Giờ lại thêm cái độc của lửa, dương lại dồn vào dương, thế càng bốc nóng. Cho nên nhiệt tà tràn lan đi khắp mình mà thành "nhiệt ma" (tức mình nóng và tê). Nhiệt làm thương nguyên khí, thì thân thể nặng nề và yếu; nhiệt làm tiết mất vệ khí nên nhiều mồ hôi; tâm hỏa thịnh thì hay cười; Tỳ Vị nhiệt thì chóng đổi; Phế kim suy nên tiếng khàn. Trọng Cảnh nói: "Do hỏa làm bệnh, nên mòn xương hại gân, huyết khó hồi phục..." tức là tình trạng đó. Nội kinh nói: "Nhiệt quá làm bệnh, lấy khổ hàn để trị, lấy khổ cam làm tá, tả bằng vị cam, thâu bằng vị toan...". Liền dùng Hoàng bá, Tri mẫu có tính chất khổ hàn làm quân, để tà hỏa tà, khỏe gân xương. Dùng Hoàng kỳ, Cam thảo có tính chất cam hàn, để tả nhiệt và bổ ngoài biểu; dùng Ngũ vị có vị chua, để cầm mồ hôi, đồng thời bổ sung cho Phế khí làm thần; dùng Chích thảo, Đương qui có khí vị cam tân để hòa huyết nhuận táo; dùng Thăng Sài có khí vị khổ bình, để dẫn hành khí của hai kinh Thiếu dương, Dương minh cho từ đất lên trời, tức là theo cái nghĩa "Dùng vị khổ cho nố phân phát lên”, để làm tá. Đặt tên bài thuốc trên là Thanh dương ích Vị thang, đồng thời lại dùng phương pháp "mâu thích” ở tay chân, để tả tự nơi gốc của các kinh dương, khiến 12 kinh lạc cùng nối tiếp nhau để tả bỏ hỏa tà. Chuyên chữa như vậy trong vòng 10 ngày khỏi hẳn.
Tôi xét: Đông Viên luận bệnh đều dựa theo Nội kinh thiết thực rành mạch; đều phát huy được cái lẽ "sở dĩ nhiên” dùng thuốc cũng dựa theo Nội kinh, lấy khí vị tính chất của từng vị để phối hợp với Tạng Phủ kinh lạc, không một câu nào ba hoa phù phiếm thật ít người bì kịp.
Nguồn trích: CHƯƠNG VIII: HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ