TIÊN LƯỢNG TẬT BỆNH
ĐIỀU 58. TIÊN LƯỢNG TẬT BỆNH
Theo học thuyết của Đông y đối với tạp bệnh có nhiều loại có thể dự biết trước được. Như bỗng dưng thấy ngón tay tê đại (không cứ cả 5 ngón, chỉ một ngón hoặc 2,3 ngón, mà chỉ tê đại một lúc lại khỏi ngay), biết là vài ba-năm sau sẽ bị bệnh trúng phong (ngã ngất, bất tỉnh nhân sự); tự nhiên thường thấy miệng khô, lòng bàn tay bàn chân đều nóng, khát muốn uống nước lạnh, hoặc ăn rất chóng đói... biết là một vài năm sau sẽ bị chứng phát bối (mụn mọc giữa lưng); trong vòng 3 năm, thường cảm thấy xương ở khoảng lông mày và quầng mắt đau nhức ê ẩm, biết là sáp bị bệnh đại phong (hủi).... Những bệnh trên đều có chứng trạng biểu hiện, có thể dựa vào làm bằng cứ. Đến như chỉ nhận xét thần sắc, thăm dò mạch tượng, mà biết trước được bệnh sẽ phát sinh, như Biển Thước đoán bệnh Tề Hoàn Hầu, Trọng Cảnh đoán Vương Trọng Tuyên, nếu không phải là kỹ thuật đạt tới mực thần diệu, không sao biết được.
Nguồn trích: CHƯƠNG IV: ÔN BỆNH VÀ TẠP BỆNH-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA NGU THIÊN DÂN
- KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA UÔNG THẠCH NGOAN
- Y ÁN CỦA CHU ĐAN KHÊ
- NGHIỆM ÁN VỀ TRÚNG KHÍ
- Y ÁN CỦA TỪ HỒI KHÊ
- DO “THIÊN” VỀ MỘT BỆNH MÀ BỊ BỆNH
- TRỊ PHÁP TRONG NỘI KINH
- CÁC PHƯƠNG THUỐC DO CẢNH NHẠC CHẾ RA
- CẢNH NHẠC VỚI NHI KHOA
- CẢNH NHẠC ĐIỀU TRỊ HẦU TÝ
- TRỊ PHÁP CỦA DỤ GIA NGÔN
- CÁI NHẦM CỦA CHƯƠNG HƯ CỐC
- TUỆ NĂNG TRỊ BỆNH
- HỌC TẬP QUAN ĐIỂM CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
- TÀI NĂNG CỦA CÁT KHẢ CỬU - CHU NGẠN TU
- HỌC THUẬT CỦA CÁT ÍCH ĐÔNG ĐỖNG (NHẬT BẢN)
- SỞ TRƯỜNG CỦA CÁC DANH Y
- ĐIỂM QUA CÁC Y GIA CẬN ĐẠI
- DÙ LÀ DANH SƯ CŨNG CÓ KHI SAI
- Y HỌC VIỆT NAM CỔ ĐẠI