Logo Website

VỀ MỘT DƯƠNG ÁN CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

06/12/2020

ĐIỀU 35. VỀ MỘT DƯƠNG ÁN CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG 

Tứ chẩn là điều kiện tất yếu trong lâm sàng, nếu chỉ bỏ sót một điểm cũng rất dễ chữa nhầm. Uyên bác và tinh tế như cụ Hải thượng, cũng có khi chí bằng "Vấn" và "Văn” không kịp "Vọng" và "Thiết" mà đi đến tình trạng chữa nhầm suýt nữa chết người, như khi cụ chữa cho một người hàng xóm. Cụ tự thuật: 

"Một người đàn bà bên hàng xóm, sáng dậy, chưa ăn uống gì vội ra đồng làm, gặp hôm đó trời nắng chang chang. Khi về nhà phát sốt, vừa rét vừa nóng, tay chân giá lạnh, bụng dưới đau như thắt, lại thêm ỉa chảy... Dương về mùa Hạ mà đắp mấy lần chăn, gậm giường lại để chảo than, mà vẫn rét không chịu được. Bệnh thì rất nguy, hầu như thần chết đã kề bên. Người nhà đến nhà tôi xin thuốc, sau khi tôi nghe nói tình trạng như trên, liền tự nghĩ: về mùa Hạ khí âm ẩn phục bên trong, bụng lại đói, nên tà khí mới có thể thừa hư mà lọt vào được. Liên cắt cho một thang Phụ tử lý trung bảo đem về sắc cho uống. Cách chừng vài giờ, thấy người nhà lại đến, nói rằng: "Thuốc vừa uống vào khỏi miệng, lại thổ ra hết ngay.... Tôi nghi là bị hàn tà ngăn trở cần phải dùng hàn để dẫn nhiệt mới thành công. Liền bảo hãy sắc lấy nước thứ hai nữa, ngâm vào nước lạnh cho thật nguội, rồi cho uống... Vài giờ sau, người nhà lại đến, nói: lần này tuy không thổ ra nữa, nhưng bụng vẫn đau, và ỉa bắn ra tung tóe, thế rất nguy cấp... Yêu cầu đến tận nhà thăm đã rồi sẽ cắt thuốc... Khi tôi đến thăm, thấy sắc mật tuy tái xanh mà hai mắt đỏ ngàu, khát, uống nước rất nhiều. Chẩn mạch thấy Trầm Sác có lực, bấy giờ tôi mới vỡ lẽ ra là một chứng "hỏa cực tự thủy". Liền bảo lấy một chén nước giếng cho uống thử, bệnh nhân uống xong rất lấy làm khoan khoái dễ chịu. Đòi uống nữa, tôi liền lấy cho 2 đ.c. Lục nhất tán, hòa vào nước nóng, để nguội cho uống. Uống xong chứng đi tháo giảm bớt. Chỉ còn bụng vẫn đau. Tôi liền cắt cho một thang Bạch hổ, Thạch cao để sống, tán bột, hòa vào nước thuốc cho uống. Uống hết 2 nước, chứng đau bụng và đi tả khỏi hẳn, từ đầu đến chân, mồ hôi ra nhâm nhấp. Chỉ còn chứng sốt nóng vẫn chưa khỏi. Tôi cho uống thêm một thang Thanh thử ích khí thang, khỏi hẳn. 

Ngẫm như bệnh trên, lúc bắt đầu, tôi chỉ bằng cứ vào "Văn, Vấn" (mà thực tế Văn vẫn còn sót), nhầm cho là bệnh hàn, đến sau thêm cả "Vọng, Thiết" mới biết được là nhiệt... 

Trên đây là trích một y án thuộc phần Dương án của cụ Hải thượng. Xem đó, ta càng nhận thấy "tứ chẩn” không thể bỏ sót điểm nào. Bọn nhà lang chúng ta hiện nay (1963) phần nhiều chỉ có "Vấn", mà "Vấn" thì lắm vị cũng lười không chịu hỏi tỉ mỉ.. Như vậy mà muốn thực hiện được hai chữ "lương y" của người xưa... Thật là khó! 

Nguồn trích: CHƯƠNG II: LÝ LUẬN VỀ ÂM DƯƠNG-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990