Logo Website

Y ÁN CỦA CHU ĐAN KHÊ

23/02/2021
Đan Khê là một vị danh y trong "Tứ đại gia" đời Kim Nguyên, nhưng không phải là bệnh nào ông chữa cũng khỏi và hoàn toàn hợp pháp. Xin dẫn một y án chữa về Nhiệt tý của ông và phân tích mấy điểm có liên quan tới nhận định trên

ĐIỀU 133. Y ÁN CỦA CHU ĐAN KHÊ 

Đan Khê là một vị danh y trong "Tứ đại gia" đời Kim Nguyên, nhưng không phải là bệnh nào ông chữa cũng khỏi và hoàn toàn hợp pháp. Xin dẫn một y án chữa về Nhiệt tý của ông và phân tích mấy điểm có liên quan tới nhận định trên: 

"... Một người nghèo, làm lụng vất vả, cuối Thu bị bệnh phát nhiệt khá cao, tay chân đau rức như bị đòn, ngày nhẹ đêm nặng. Uống các loại phong dược, càng đau kịch. Uống các loại khí dược cũng vô hiệu. Mạnh Sác và Sắc, tay hữu hơn tay tả, uống ăn như thường, thân hình gầy đét. Xét ra là do đau quá mà gây, chứ không phải do bênh gây nên. Dùng Thương truật, Hoàng Bá (tửu sao) mỗi vị 1,5 đ.c, Sinh phụ 1 phiến; Sinh cam thảo 0,3 đ.c; Ma hoàng 0,5 đ.c.; Đào nhân (giã nát) 9 hạt. Khi sắc được thuốc, pha nước gừng vào cho có vị cay, uống nóng. Uống luôn 4 gói, bỏ Phụ tử, gia Ngưu tất 1 đ.c. Sau khi uống hết 8 gói, hơi "Suyễn, Xúc" không ngủ được, đau hơi bớt. Nghĩ là huyết hư, vì uống nhiều Ma hoàng, dương hư bị kích động mà dồn lên, cần phải bổ huyết để nèn xuống, và lấy vị "toan” làm cho thu liễm lại. Liền dùng bài Tứ vật, giảm Xuyên khung, Bạch thược, gia Nhân sâm 2 đ.c., Ngũ vị 12 hạt cho uống 2 gói. Qua 3 ngày, mạch Sác giảm được quá nửa, còn Sắc vẫn như trước, và vẫn đau. Liền dùng bài Tứ vật gia Ngưu tất, Sâm, Truật, Đào nhân, Trần bì, Cam thảo, Binh lang, Sinh khương 3 nhát. Uống tới 50 gói mới khỏi. Sau vì vác nặng, lại bị đau, lại cho thêm Hoàng kỳ 0,3 đ.c. và uống tới 20 gói nữa mới thật khỏi. 

Trên đây là y án của Chu Đan Khê. Tôi xét: mình phát sốt, nóng cao, mạch Sắc và Sác, bên hữu hơn bên tả... Rõ ràng là huyết hư có nhiệt, asẽ do đó mà chứng Tý kịch thêm. Nhưng trong án lại nói rằng "Suyễn yên, mạch Sác giảm nhiều...” thì thật lạ! Có lẽ mạch Sác mà trọng án vô lực chăng? Nếu vậy thì trước kia dùng Ma hoàng đã lầm, mà về sau dùng Đào nhân, Binh lang, càng lầm! Tôi bình sinh rất phục Đan Khê, nhưng đối với y án trên, cũng cảm thấy khó hiểu. 

Nguồn trích: CHƯƠNG VIII: HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990