Logo Website

BÀN VỀ SỰ NGHI NGỜ ÂM VÀ DƯƠNG

03/12/2020
Phàm bệnh thuộc về "Âm dương nghi tự" (ngờ nó tựa âm hay tựa dương) rất khó phân biệt. Thí dụ: chứng "Quyết" cũng có hai loại âm dương khác nhau.

ĐIỀU 31. BÀN VỀ SỰ NGHI NGỜ ÂM VÀ DƯƠNG 

Phàm bệnh thuộc về "Âm dương nghi tự" (ngờ nó tựa âm hay tựa dương) rất khó phân biệt. Thí dụ: chứng "Quyết" cũng có hai loại âm dương khác nhau. 

Lý Sĩ Tài nói: "Chứng âm quyết mạch Trầm Nhược, móng tay xanh xám và lạnh; chứng dương quyết mạch Trầm Hoạt, móng tay đỏ hồng và nóng". Lấy hai điểm đó để phân biệt, Trương Trúc Bình viết quyển Thương hàn toát yếu chép thuyết đó, cho rằng thuyết đó rất đúng, lưu tâm kinh nghiệm, không bao giờ sai. Nhưng xem về môn bệnh Dịch trong Danh y loại án có chép một án: "Thi Ấu Thăng về khoảng tháng 6, bị bệnh thời dịch, miệng ráo lưỡi khô, rêu nổi như gai mít, cuống họng sưng đau, bụng đầy trướng, ấn tay vào rất đau, khát muốn uống nước lạnh, nước đái đỏ và rít, chỉ giỏ được một vài giọt lại buốt không thể chịu được... đều là những chứng hậu cần phải hạ. Trái lại, toàn thân lại lạnh như tiền, móng tay xanh xám, 6 bộ mạch nhỏ như sợi tơ, phải tìm mãi mới thấy, ấn tay mạnh xuống thì không có. Y giả dẫn thuyết của Đào Tiết Am trong Toàn sinh tập nói: "Hễ tay chân quyết nghịch, nếu lạnh tới khuỷu tay và đầu gối tức là âm chứng"... Huống chi đằng này lại lạnh khắp cả mình? Đào thị lại nói: "Phân biệt hai chứng âm dương, chỉ cần căn cứ vào mạch có lực..." Vậy mà đằng này lại còn nặng tay hơn. Y giả dựa vào hai quan điểm đó, liền cho uống Phụ tử thang. Ấu Thống uống mới được một nước thuốc tức thời đâm ra phiền táo, vài giờ sau thì chết”... Xem y án đó, ta nhận thấy "dương chứng tựa âm" cũng chưa có thể dựa vào mạch Trầm Nhược, móng tay xanh và lạnh làm bằng cứ. 

Trên đây là bằng chứng cụ thể "dương chứng tựa âm”, y giả nhầm cho là âm chứng dùng Phụ tử thang mà chết. Lại còn có trường hợp "âm chứng tựa dương", y giả nhầm điều trị theo dương chứng mà chết, như trong Chứng trị chỉ yếu của Hoàng Thoái Am có chép một bệnh án như sau: 

"Một người đàn bà sau khi tiểu sản, phát sốt nóng tới cực độ, rêu lưỡi vàng, mạch Đại, đã 3, 4 ngày chưa đại tiện. Y giả không biết là "chứng giả” cắt bài Bạch hổ thang cho uống. Uống hết một thang, đại tiện đi được, sốt nóng lui, người nhà bệnh nhân đều mừng. Tôi (Thoái Am) chẩn xong, bảo người nhà bệnh nhân: đây là một chứng "cách dương” (dồn khí dương) lên trên, cần phải ôn bổ, không thể lại uống bài trước nữa. Người nhà bệnh nhân hỏi: "Nếu đã là chứng hư, sao hôm qua uống bài thuốc đó lại đi đại tiện được và khỏi sốt?” Tôi (Thoái Am) nói: "Chứng đại tiện kết rắn đó, như mùa rét nước ở lòng đâm đông đặc, còn một chút khí nguyên dương bị khí lạnh dồn nốt ra ngoài, nên đại tiện mới tạm thời thông được; còn như sốt nóng sở dĩ lui, cũng là do bị sức hàn lương lấn áp, nên mới tạm lui đó thôi. Căn cứ vào mạch tượng tuy Phù Đại mà mềm nhỏ như sợi tơ.. bây giờ kíp cho uống bài Bát chân thang, cũng còn e không kịp cứu vãn.. Người nhà bệnh nhân không tin Y giả hôm trước đến, thấy bệnh bớt, lại dùng nguyên bài cũ, gia thêm Mạch môn, Ngũ vị. Bệnh nhân uống chưa hết thang, hai mát trợn ngược, lân áo; sờ giường, qua một đêm thì chết..." 

Tôi xét: phàm hàn ở bên trong mà cách (dồn) dương ra ngoài, hàn tại dưới mà cách (dồn) dương lên trên... đó là do hiện tượng của thứ hỏa "vô căn". Tất phải có những chứng trạng: bực dọc muốn cởi truồng, hoặc muốn nằm xuống đất mát; rêu lưỡi vàng nhạt, miệng ráo, chân răng 

hơi sưng, mặt đỏ như say rượu (tức là đới dương); hoặc hai gò má ửng hồng lúc hồng lúc không (khác với chứng thực nhiệt, đỏ cả mật - Diệp Thiên Sĩ nói: vẻ mặt đới dương đỏ mơn mởn có xen cà sắc trắng), nói năng bợt bạt, ăn ít mà đầy, khát muốn uống nước; hoặc họng đau, tuy đòi nước mà lại không uống; ngoài da tuy rất nóng mà ấn tay nặng xuống lại không thấy nóng, có khi lại thấy lạnh; hoặc mình tuy nóng mà lại muốn mặc áo; nhưng 2 chân tất phải lạnh, nước tiểu trong trắng, ỉa ra phân lẫn nước trong (cũng có đôi khi táo kết), mạch Trầm Tế, hoặc Phù Sác, ấn tay vào muốn tán; cũng có khi Phù Đại mà ấn tay xuống lại vô lực. Trị liệu bệnh này nên dùng các loại thuốc ôn nhiệt, như Bát vị thang v.v... mà cho uống nguội (tức là phương pháp tòng trị). 

Tôi xét: Thành Vô Kỷ viết trong "Thương hàn điều biện”: "Phàm chứng quyết, khi mới phát sinh, tay chân lạnh ngay không chút ấm, đó là do âm kinh bị trúng hàn tà, dương khí không còn đầy đủ, nên cho uống bài Tứ nghịch thang; nếu tay chân trước nóng, rồi dần dàn đến ấm, lại dần dần đến quyết... Đó là do hàn tà truyền kinh, nên cho uống bài Từ nghịch tán..." Sự phân biệt của họ Thành thật là tinh tế. 

Tôi xét: Phàm những bệnh ngoại cảm về khí, khác với sự truyền kinh của bệnh Thương hàn, chỉ căn cứ vào lưỡi là có thể chắc chán. Âm chứng cũng có rêu đen, rêu vàng, nhưng coi vẻ tất phải hoạt nhuận, mà không khô ráo... Điểm này cần phải xem xét kỹ lắm mới khỏi nhầm. Xem quyển Dịch lệ tổ nguyên của Vương Kính Nghĩa ở Thượng Hải có chép một y án như sau: "Anh họ Uông bị bệnh dịch, bấy giờ đương về mùa Hạ, mà bệnh nhân toàn thân giá lạnh như đồng, mạch hư, y giả cho uống bài Tứ nghịch, bệnh càng thêm kịch, mời tôi (Kính Nghĩa) tới thăm, thấy bệnh nhân cắn nát cả lưỡi và môi. khấp mình nổi ban đỏ, thân thể mỏi mệt, miệng nói lảm nhảm không thành câu, mạch rối loạn... Tôi (Kính Nghĩa) đành chịu, không còn cách nào cứu chữa..." 

Xem y án của Kính Nghĩa hợp với bệnh của Thi Ấu Thang trên, ta nhận thấy "âm chứng dương mạch" nếu chữa nhầm bằng loại thuốc ôn nhiệt, thì chết dễ như trở bàn tay... Đáng sợ là nhường nào! 

Nguồn trích: CHƯƠNG II: LÝ LUẬN VỀ ÂM DƯƠNG-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990