CÁI NHẦM CỦA CHƯƠNG HƯ CỐC
ĐIỀU 124. CÁI NHẦM CỦA CHƯƠNG HƯ CỐC
Chương Hư Cốc soạn bộ Y môn bổng át, trong có đoạn nói:
... Chữa chứng Xuân ôn, lấy bài Hoàng Cầm thang làm chủ phương, nhưng tất phải Sài hồ, Cát căn làm sứ. Vì tà phục ở Thiếu âm, dựa theo cái khí "thượng thăng" của Thiếu dương phát ra. Bởi nó ”uất át” đã nhiều, khó lòng tuyên đạt ra hết ngay được, nó sẽ hãm vào trong mà gây nên chứng bạo tả (ỉa chảy đột ngột dữ dội B.T); nên nó xâm lấn ra ngoài thì thành các chứng tứ chi và thân thể đau rức; nó bốc ngược trở lên thì thành các chứng họng đau, đầu rức... Cho nên phải gia Sài hồ để làm cho cái khí của Thiếu dương đạt hẳn ra bên ngoài; lại gia Cát căn để dẫn vào Dương minh cho "chỉ khát, giải cơ"... Như vậy thì mồ hôi sẽ bài tiết ra được mà chứng nhiệt khỏi. Nếu thấy nhiệt nhiều mà cho uống nhiều thuốc hàn lương, sẽ ngăn chặn mất lối thoát của nhiệt, nhiệt lại càng tăng v.v...
Tôi nghĩ: chứng Xuân ôn sở dĩ phát sinh là do mùa đông không "tàng tinh”. Sau khi nhiệt tà đã thịnh, thì chân âm tất bị thương, sao lại có thể dùng Sài, Cát cho xong "thăng đề” lên, để tân dịch lại càng bị hao tổn?... Dù có muốn làm cho nhiệt tà bài tiết được ra ngoài, thì dùng các vị như Bạc hà, Ngưu bằng, Hương sị v.v... cũng đủ rồi. Tuy có đôi khi cũng dùng Sài, Cát, nhưng chỉ là trường hợp ngẫu nhiên và rất ít, không thể nói: "tất phải gia..." được.
Nguồn trích: CHƯƠNG VIII: HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ