Logo Website

KINH LẠC VỚI TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

03/01/2021

ĐIỀU 75. KINH LẠC VỚI TÁC DỤNG CHỮA BỆNH 

Trương Tử Hòa có câu:"...Làm thuốc không thông hiểu 12 kinh lạc, chẳng khác nào người chống gậy đi đêm..." thật là rất đúng. Xin dẫn một vài trường hợp làm ví dụ: như người bị chứng đau ở họng (hầu thống). Chứng này chia ra thực và hư khác nhau. Thực thì do cảm nhiễm ngoại tà, hư thì phần nhiều do Thận thủy bất túc. Thận thủy bất túc mà gây nên chứng đau ở họng là vì sao? Bởi đường mạch của Thiếu âm Thận đi lên họng, chằng sang cuống lưỡi. Lại như chứng hai bên hiếp (lườn) là con đường tuần hành của Can kinh, cho nên gặp chứng đau tại bộ phận "hung hiếp" thì cần phải dùng tới phương pháp "sơ can” để điều. Âm nang Sà hai bên gần bẹn cũng thuộc về bộ phận của Can kinh, cho nên các chứng Sán khí và đau tại bụng dưới, gần hai bẹn, cũng phải nhằm Can kinh để điều trị. 

Tóm lại, mối quan hệ biểu lý của 5 Tạng 6 Phủ và khí huyết chu lưu ở khắp thân thể con người hết thảy đều phải lấy kinh lạc làm con đường giao thông. Một khi nội tạng bị bệnh, đều thông qua đường kinh lạc để biểu hiện ra ngoài..Do đó, Kinh lạc học thuyết, không riêng gì người học khoa châm cứu cần phải học mà phàm người học về ngành Y cũng đều phải học. 

Nguồn trích: CHƯƠNG VI: KINH LẠC VÀ CHÂM CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990