KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA UÔNG THẠCH NGOAN
ĐIỀU 134. KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA UÔNG THẠCH NGOAN
Uông Thạch Ngoan chữa một người ngoài 50 tuổi, mình gầy, sắc đen, thớ thịt thưa lỏng... Bỗng bị bệnh đau bụng. Cứ về chiều thì đau càng kịch liệt, các y giả dùng loại thuốc hành khí để điều trị, lại càng đau thêm. Họ bảo nhau: ngày về chiều huyết dẫn hành tại âm phận. Giờ cứ đến chiều thì đau kịch, là do huyết trệ ở âm phận... Liền dùng bài Tứ vật gia Nhũ hương, Một dược v.v... cho uống, cũng không bớt. Uông chẩn mạch: thấy mạch Phù Tế và Kết, cứ 5 - 7 chí thì "chỉ" (ngưng) một lần; hoặc 14, 15 chí lại "chỉ" một lần... Uông nghĩ: theo mạch kinh: "mạch" chỉ "lui dần thì sống, mau dần thì sẽ chết... Bây giờ bệnh này: mạch chỉ mau thì chứng hậu lại nhẹ, thưa thì chứng hậu lại nặng... Mâu thuẫn hẳn với mạch kinh... là vì sao? Nghĩ mãi, sau mới tự nhủ: "Mạch chỉ thưa mà đau kịch, là do nhiệt nhiều nên mạch đi nhanh; mạch chỉ mau mà đau nhẹ, là do nhiệt lui nên mạch trì..." Đích xác là bệnh "âm hư hỏa động" không còn ngờ vực gì nữa. Vả xét cái nguyên nhân phát bệnh là do "lao, dục". Lao thì Tâm bị thương nên hỏa động; dục thì Thận bị thương nên thủy khuy. Nên dùng các vị Sâm, Kỳ bổ ích cho Tỳ làm quân, các vị Thục, Qui thấm nhuần cho Thận làm thần; các vị Hoàng bá, Tri mẫu, Mạch đông để thanh Tâm làm tá; các vị Sơn tra, Trần bì để hành trệ làm sứ. Ngoài ra lại dùng sữa người và đồng tiện thỉnh thoảng hòa thêm vào nước thuốc cho uống. Sâm có lúc gia tới 4,5 đ.c. Hễ lúc đau, uống vào thì dằn ngay. Chuyên uống như vậy 10 thang, bệnh khỏi hẳn.
Hoặc có người hỏi: theo phương thư: "Các chứng đau bụng, người gầy và đen, người âm hư hỏa động... Cấm không được dùng Sâm Kỳ, sao bệnh này uống lại khỏi? Uông đáp: Các chứng đau bụng cấm dùng Sâm Kỳ là một nguyên tắc đối với người bạo bệnh và sức lực còn khỏe. Còn như người tuổi già, khí huyết đã suy, nếu không dùng phép bổ thì khí huyết dẫn hành sao được? Khí huyết không dẫn hành thì chứng đau khỏi sao được? Kinh nói "Người khỏe khí hành thì khỏi đau”, tức là nghĩa đó.
Xem y án của Uông Thạch Ngoan trên này, ta càng nhận thấy: "đọc sách không thể nhắm mát theo câu trong sách" là rất đúng. Lại xem những lời giải về "bệnh nhân" của Uông Thạch Ngoan thật là tinh tế vô cùng. Những vị thuốc dùng như Sâm Kỳ v.v... hoàn toàn khác với những bài thuốc thuộc môn đau bụng trong các phương thư, mà bệnh lại khỏi rất chóng. So với một số lương y khác, khi gặp một bệnh gì, tức thì giở ngay môn bệnh ấy ở trong các phương thư ra đế tìm kiếm bài thuốc, nếu lỡ không gặp được bài có nêu rõ chứng bệnh như bệnh của mình đương chữa thì đành bó tay... thì khác biết chừng nào!
Nguồn trích: CHƯƠNG VIII: HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ