NGÔ SƯ LÃNG ĐIỀU TRỊ TỲ VỊ
ĐIỀU 136. NGÔ SƯ LÃNG ĐIỀU TRỊ TỲ VỊ
Đông Viên tuy trọng Tỳ Vị nhưng thiên về Dương. Giữa đời Thanh có Ngô Sư Lãng, soạn bộ Bất cư tập, đặt ra phương pháp bổ Tỳ âm, có thể bổ sung cho thuyết của Đông Viên. Đan Khê tuy bổ âm, mà lại càng chú trọng về Thận âm, nhưng cái điểm "lưu tệ” là những vị dùng vừa khổ hàn, vừa tư nhị (ẩm ướt, dính dấp)... Sư Lãng chủ trương Tỳ hư bổ Tỳ, Thận hư bổ Thận, mà điều chủ yếu nhất là phải điều hòa Vị khí. Nếu Vị khí không hòa, thì dù tư bổ Thận âm, càng thêm ngưng trệ, ôn bổ Tỳ dương, lại hiếp Vị âm... Thuyết của Sư Lãng thật rất đúng, đáng là người có công cho hai họ Chu, Lý.
Ở ta, cụ Hải Thượng Lãn Ông cũng rất chú trọng về vấn đề Tỳ Thận. Bộ Huyền tẫn phát vi và Khôn hóa thái chân, tức là hai bộ chuyên luận về hai vấn đề đó. Tại cuối bài luận về bài Bổ trung ích khí thang, cụ có viết: "Tiên thiên, Hậu thiên, cắt hẳn ra làm đôi sao được. Nguyên khí ở Thượng tiêu bất túc sẽ hãm xuống Thận, cần phải đề lên từ nơi chí âm; chân âm ở Hạ tiêu bất túc, sẽ bay vụt lên thượng bộ, lại không dẫn cho nó về nguồn sao được? Bởi vậy bài Bổ trung thang với bài Thận khí hoàn cần phải gián phục, sớm uống bổ dương, tối uống bổ âm, phải cùng bồi dưỡng như vậy mới khỏi cái hại thiên thắng. Thuyết của cụ Lãn tuy có khác với thuyết của Sư Lãng, nhưng thực có thể bổ sung cho Sư Lãng tiến thêm lên một bước.
Nguồn trích: CHƯƠNG VIII: HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ
- ĐIỀU CHÚ Ý KHI NGỦ
- KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH
- SẢN HẬU PHÁT CUỒNG
- VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM
- KINH NGHIỆM CHỮA MẠN TỲ PHONG
- PHÉP CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI GIÀ
- TỲ HƯ NGOẠI CẢM KHÓ TRỊ
- ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG GIUN
- SỐT RÉT NGÃ NƯỚC
- NHẬN THỨC VỀ BỆNH NGƯỢC
- VỀ CHỨNG KHÍ TÝ
- NHẬN THỨC VỀ CHỨNG KHÁI THẤU