NHẬN THỨC VỀ MẠCH CHẨN
ĐIỀU 71. NHẬN THỨC VỀ MẠCH CHẨN (I)
Chữa bệnh, điều chủ yếu nhất là chẩn mạch, biện chứng. Phương pháp chẩn mạch bao quát ở trong 8 chữ: "có thần, không thần, có lực, không lực”. Biết được có thần hay không, thì người đó sống hay chết có thể phân biệt. Biết được có lực hay không thì chứng đó hư hay thực có thể nhận định. Sau khi đã biết được mạch và chứng, đem chứng hợp với mạch, thì bệnh đó chết hay sống, hư hay thực, nội thương hay ngoại cảm.. sẽ nhận định được rõ ràng. Như chứng hư, mạch vô lực, nên bổ; chứng thực, mạch vô lực, cũng nên bổ; Chứng thực, mạch có lực, nên tả; chứng hư, mạch có lực, cũng nên tả. Biết rõ được quan điểm hư, thực, bổ, tả... như vậy là đã đi sâu được quá nửa nhiệm vụ. Lại phải nhận định thêm, như nói: Có lực, không lực, nên bổ, nên tả, không phải chỉ nói riêng một kinh mà thôi, mà phải nhận rõ bộ nào có lực thì nên tả bộ nào; bộ nào không lực thì nên bổ bộ nào. Hoặc vì bộ này có lực, để đến nỗi bộ kia không lực... Đều phải chia rõ từng kinh để nhận xét, thì dưới tay mới được rõ ràng, mà trong đó mới có định kiến, khi lâm sàng không còn phải dò dẫm bắt cá 3, 4 tay nữa.
ĐIỀU 72. NHẬN THỨC VỀ MẠCH CHẨN (II)
Chủ yếu của phương pháp chẩn mạch không ngoài hai chữ "hư, thực". Muốn nhận rõ "hư, thực” chỉ cần xét mạch tượng "đại, tiểu, nhuyễn, nhuận” ở bộ phận Nhân nghinh và Khí khẩu. Như Can mạch thấy Phù, đáng lẽ là bệnh phong, nhưng nếu mạch ở Nhân nghinh không Phù, thì không phải là chứng phong. Tỳ mạch thấy Trầm, đáng lẽ là bệnh thấp, nhưng nếu mạch ở Khí khẩu không Trầm, thì không phải là chứng thấp. Phàm thăm bệnh, ngoài thời biện lục khí, trong thời biện thất
tình, mà chủ yếu là phải căn cứ vào Nhân nghinh và Khí khẩu. Trong Nội kinh phân biệt Nhân nghinh và Khí khẩu rất tường tận, bạn đọc nên nghiên cứu.
ĐIỀU 73. NHẬN THỨC VỀ MẠCH CHẨN (III)
Chẩn mạch, án cả 3 bộ, để nhận xét về khí huyết của toàn thân; rồi chỉ án một ngón để nhận xét sự thịnh suy của các kinh. Tựu trung duy có hiện tượng Trầm Vi của xích bộ là rất khó phân biệt. Nhưng dù sao, Xích bộ là căn bản của Mạch, không thể lơ là.
Nguồn trích: CHƯƠNG V: CHẨN ĐOÁN - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ