NHẬN THỨC VỀ NHI KHOA
ĐIỀU 50. NHẬN THỨC VỀ NHI KHOA
Trẻ em bị bệnh kinh phong, nội nhân là do đình tích, ngoại nhân là do phong hàn, đồng thời lại phải kiêm có sự sợ sệt; cả ba yếu tố đó kết hợp lại thành bệnh kinh phong; mà trọng tâm trọng điểm thì ở Vị nhiệt, đồng thời Can Đởm cũng nhiệt, vì nhiệt tà bốc ngược, xông lên đầu óc; đầu óc bị bệnh, phát sinh các chứng trạng. Do đó, trẻ em khi bị bệnh, kíp nên phát hãn và thanh nhiệt, nên theo phương pháp chữa Thương hàn và ôn bệnh để điều trị, không nên nhằm theo quan niệm dự phòng, mà vội dùng các loại thuốc phương hương chấn kinh, đến nỗi bệnh nhẹ hóa nặng. Dù cho sốt nóng quá độ, có dấu hiệu muốn thành kinh phong, cũng chỉ nên lấy "thanh nhiệt giáng hỏa” làm chủ yếu, mà kèm thêm phương pháp tiêu đạo thực tích, không để cho nhiệt tà xông lên đầu óc, như vậy là đã đạt được mục tiêu dự phòng.
Phàm trẻ em sắp phát sinh kinh, có 4 loại chứng hậu biểu hiện, có thể căn cứ vào đó để tiến hành trị liệu:
A/ Môi thường mấp máy, thường thè lưỡi liếm môi; môi lưỡi đều khô và đỏ; sắc mặt xanh, các đầu ngón tay lạnh, khóc không có nước mắt, mắt sáng lóng lánh.
B/. Tay nắm chặt, ngón tay cái luồn vào trong ngón tay trỏ, gỡ ra lại nắm lại.
C/. Lòng trắng mắt đỏ hung, có những tia đỏ nổi lên chàng chịt phía trong mí.
D/. Bộ phận "nhân vương" (khoảng giữa mặt và 2 bên mũi) thấy có sắc xanh lờ mờ, thường cùng phát hiện với đầu ngón tay lạnh.
Khi thấy biểu hiện các hiện tượng trên, nên kíp dùng phương pháp "phát hãn, giải cơ, thanh nhiệt, lương huyết", dùng những bài như Cát căn cầm liên thang, gia Bạc hà, Lô căn, Sinh địa v.v... Nếu không có mồ hôi, cũng có thể dùng chút ít Ma hoàng, mồ hôi ra được nhiệt sẽ lui. Như vậy là đã trừ được kinh từ lúc chưa thành hình. Nếu không giải nhiệt ngay từ trước, để cho nhiệt tà tiến sâu vào kinh lạc, trong thì Can, Vị, Đại, Tiểu trường, Tam tiêu đều phát sinh biến hóa, rồi biểu hiện ra các chứng trạng mặt xanh hoặc đỏ, môi se, đầu ngón tay lạnh, ngón tay máy động, nắm chặt tay, mắt trông ngơ ngác; hoặc kêu khóc ra rả, hoặc ngủ im lịm, ỉa ra phân lỏng sắc xanh... Đó là thời kỳ kinh phong đã sắp thành, dùng bài thuốc trên, gia Long đởm (tẩm rượu sao) 2, 3 phân để tả nhiệt tại Can Đởm... Có thể ngăn chặn khỏi bùng to. Nên nhớ, khi dùng Long đởm nên hợp với Đương qui hoặc Sinh địa để dưỡng huyết, công dụng mới toàn diện. Giai đoạn này, nếu không có mồ hôi, vẫn có thể dùng chút ít Ma hoàng. Nếu nhiệt tà thịnh quá, tiêu hao tân dịch, biểu hiện các chứng trạng chân tay co duỗi, mi mắt, môi, miệng đều máy động từng cơn; mắt trông ngược, hoặc trông ngang hoặc trông thẳng không chớp, gáy cứng hoặc ngoẹo sang một bên, hoặc uốn ván... Như vậy là thời kỳ chứng kinh phong đã hoàn toàn biểu hiện, phương pháp trị liệu lấy "tức phong chấn kinh" làm nguyên tắc. Các dược phẩm chủ yếu là Cương tằm, Xà thoái, Toàn yết và Ngô công. Nên chú ý: Bốn vị đó chỉ dùng được vào thời kỳ chứng kinh phong đã hoàn toàn đầy đủ. Nếu dùng quá sớm, sẽ gây thành tình trạng "rước voi dày mồ", tai hại không nhỏ. Bốn vị đó đều có tác dụng ngăn ngừa chứng co duỗi, cứng đờ, chúm miệng, trực thị v.v... Tựu trung vị Ngô công mạnh nhất, thứ là Toàn yết. Có khi dùng Toàn yết không ngăn chặn được kinh, phải dùng đến Ngô công mới chặn được. Các vị đó tuy có tác dụng chấn kinh, nhưng lại có cái hại làm ráo huyết. Nên khi dùng đến các vị đó, cần phải xen với Đương qui, Sinh địa để cùng dưỡng huyết, mới khỏi di hại.
Nguồn trích: CHƯƠNG IV: ÔN BỆNH VÀ TẠP BỆNH-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ