Logo Website

PHÂN TÍCH "TẶC PHONG”

23/12/2020

ĐIỀU 56. PHÂN TÍCH "TẶC PHONG” 

Trong Y lũy nguyên nhung nói: "tục cho rằng "tặc phong" tức là luồng gió qua cửa sổ, không đúng....”. Tôi nghĩ lấy luồng gió qua cửa sổ để giải nghĩa chữ "tặc phong" ở Nội kinh, đích xác là không đúng. Nhưng thực tế thì những người lưu ý tới vấn đề vệ sinh cũng rất cần phải tránh luồng gió đó. Tôi thường xem tập Cơ đình ngoại thư của Trần Long Chính đời Minh có một đoạn chép rằng: "Những luồng gió rộng thổi tới trước mặt, không khác người há miệng để hà hơi; còn luồng gió hẹp từ các khe hổng thổi tới, không khác người chúm miệng để thổi hơi. Thứ hơi há miệng "hà" ra ẩm, thứ hơi chúm miệng thổi ra lạnh... Hơi thổi ra cần cần phải tránh, huống chi là luồng gió từ khe hổng thổi tới, ta lại không phải tránh hay sao? Thí dụ như sắt, nếu là tấm sắt vuông và phẳng, người ta có thể ngồi nằm lên được. Nhưng đến lưỡi sao và mũi dao, phòng có nằm ngồi được chăng? Gió sắc vừa nhọn, ta cấn tránh..." Thí dụ của Long Chính rất hợp lý, đáng lưu tâm. 

Nguồn trích: CHƯƠNG IV: ÔN BỆNH VÀ TẠP BỆNH-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990