Logo Website

SUY NGHĨ VỀ BỆNH THƯƠNG HÀN (II)

08/12/2020

ĐIỀU 37. SUY NGHĨ VỀ BỆNH THƯƠNG HÀN (II) 

Trọng Cảnh soạn bộ Thương hàn luận vào khoảng cuối đời Linh đế nhà Hán (công nguyên 196 - 219). Mãi tới Vương Thúc Hòa đời Tấn (vào khoảng công nguyên 300) mới tìm thấy được ở trong kho sách cũ, đã mối mọt rách nát... Liền đem ra vá víu xếp đặt lại và chú giải thêm cho rõ nghĩa. Từ đó về sau, các y giả Trung Quốc mới biết có Thương hàn luận và Thương hàn luận của Trọng Cảnh mới dần dần được phổ cập. Ngoài ra không còn thấy có người nào khác, tìm ra được bộ Thương hàn nào khác. Vậy mà các nhà chú giải Thương hàn luận đời sau không biết bằng cứ vào đâu, mà dám rêu rao phán đoán.. đoạn này không phải lời của Trọng Cảnh, đoạn kia chỉ là lời của Vương Thúc Hòa... Rồi buộc Vương Thúc Hòa vào tội làm rối loạn thánh kinh; rồi lại ông này chỉ trích ông kia,... Trước sau có tới linh trăm nhà chú giải, không nhà nào không chỉ trích, không nhà nào không bị chỉ trích. 

Tôi nghĩ các vị đó không những cách xa đời Trọng Cảnh hàng nghìn năm, và cách xa đời Thức Hòa cũng hàng chục thế kỷ... Vậy làm sao mà biết được nguyên văn của Trọng Cảnh như thế nào, và sai lầm của Thúc Hòa ở chỗ nào?... Thật là "mộng trung thuyết mộng", (3) linh hồn của Trọng Cảnh và Thúc Hòa có biết, tất cũng phải phì cười! 

Nguồn trích: CHƯƠNG III: c KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990