Logo Website

VỀ CHỨNG KHÍ TÝ

27/03/2021

ĐIỀU 167. VỀ CHỨNG KHÍ TÝ 

Một cán bộ kế toán trung cấp, làm việc tại cơ quan nọ, vợ đần độn lại đông con (6 con), lương ít, nên lắm lúc vì lo nghĩ quá thành lẩn quẩn trong công tác, bị cấp trên cảnh cáo do đó trong tâm càng uẩn kết, thành chứng trướng mãn, lồng ngực đau âm ỉ, uống ăn kém sút. Mời tôi chẩn trị, thấy mạch ở hai bộ Can, Tỳ Trầm, Khẩn và Tật, đoán là bệnh Khí tý. Tôi liền dựa theo bài Quát lâu, Bán hạ giới bạch thang của Trọng Cảnh kê đơn dùng: Qua lâu căn 8đ.c, Hậu phác 3đ.c, Liền kiều 3đ.c, Hương phụ 3đ.c, Bạch thược 3đ.c, Cam thảo 1đ.c, bấy nhiêu vị làm một thang, sắc uống. Uống hết một thang, bớt nhiều. Hết thang thứ ba, khỏi hẳn. Sở dĩ tôi cắt bấy nhiêu vị mà bệnh khỏi được là vì bệnh của anh ta phát sinh bởi khí uất. Qua lâu căn có tác dụng giải được khí uất; dùng Hậu phác làm tá để dẹp khí nghịch; Hương phụ để thư Tỳ, Bạch thược để thư Can, Cam thảo để hòa Vị; trọng dụng Bán hạ lấy vị tân để tán nghịch, đòng thời dựa vào cái sức của nó để khai thông trên dưới và thúc đẩy các khí dương. Theo y lý của Đông y thì: trời với đất giao là thái, trời với đất không giao là bĩ, ở con người "hung, cách, trướng, mãn”, vít lấy Trung cung (Vị), cũng như trời với đất bĩ mà không thái. Cho nên muốn chữa bệnh khí tý, trước hết phải làm cho trên dưới cùng giao. Nhưng khí ở dưới đất, không nhờ ở vị tân ôn không thể thăng lên, khí ở trên trời, không nhờ khí vị cam hàn không thể giáng xuống. do đó mới phải dùng tới Qua lâu, Bán hạ mới thu được kết quả nhanh chóng. 

Nguồn trích: CHƯƠNG IX: KINH NGHIỆM LÂM SÀNG - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990