Logo Website

VỀ MỘT ĐỀ TỰA SÁCH THƯƠNG HÀN

09/12/2020

ĐIỀU 39. VỀ MỘT ĐỀ TỰA SÁCH THƯƠNG HÀN 

Nhật Bản cũng học theo lý luận của Trung y như ta: Những bậc vừa uyên bác, vừa tinh thâm, thời phải kể đến cánh họ Đan Ba, cha truyền con nối, một mối cùng theo, đọc qua mấy bộ Thương hàn tập nghĩa (Nguyên giản), Thương hàn thuật nghĩa (Nguyên kiên), Thương hàn quảng yếu (Nguyên kiên), Kim quĩ thuật nghĩa (Nguyên kiên), Kim quỹ tập nghĩa (Nguyên giản), Tố Vấn thức (Nguyên giản), Tố Vấn Thiệu thức (Nguyên kiên), Nạn kinh sổ. (Nguyên giản) v.v... Ta không khỏi vừa kinh ngạc vừa thán phục. Ngoài họ Đan Ba, phải nói đến họ Sơn Điền. Xem Thương hàn luận tập thành của Sơn Điền, về đoạn chú giải bài tựa Thương hàn luận của Trọng Cảnh, chỉ lấy đến câu: ”... năng tầm dư sở tập, tư quá bán hỹ.." là hết, còn một đoạn dài ở dưới hoàn toàn là giọng văn của Vương Thúc Hòa, không phải của Trọng Cảnh. Sơn Điền dẫn chứng 7 điểm: 

1. Đến câu "tư quá bán (nghĩ quá nửa)" đã là giọng văn kết thúc của một bài rồi. Như vậy mà lại tiếp thêm một đoạn nghị luận nữa là không đúng. 

2. Từ đoạn "thiên bố ngũ hành" trở xuống, văn lý không liên tiếp, thể tài khác hẳn với đoạn trên. 

3. Ngay câu đầu đã nêu hai chữ “Việt Nhân", đến đoạn sau lại nói tên "Biển Thước” không phải giọng nói của một người. 

4. Đoạn sau bàn luận tới bạn thời y, không tìm ý nghĩa của Nội kinh, chỉ chuyên lém miệng v.v... thì ở đoạn trên đã nói hết rồi, Trọng Cảnh dù có già lẫn, cũng không đến nỗi nói quanh quẩn như vậy. 

5. Trong Thương hàn luận của Trọng Cành, chưa từng nói đến chẩn "tam bộ, cửu hậu, Minh đường, Quyết đình v.v... mà ở đoạn sau lại nói đến. 

6. Trong Thương hàn luận của Trọng Cảnh, chưa từng nói đến ngũ hành, kinh lạc, mà đoạn sau lại nói đến. 

7. Động cơ soạn cuốn Thương hàn này do "cảm nỗi chết chóc từ hồi dĩ vãng..." thì văn nói đến đấy là vừa đủ sự thực, có thể ngừng bút được rồi. 

Trên đây là 7 dẫn chứng Sơn Điền dẫn ra để cải chính lại chỗ dôi ra một đoạn ở nguyên văn. Thật cũng là một nhận thức sâu sắc và chính đáng. Nhưng câu nói: "hoàn toàn là giọng văn của Vương Thúc Hòa thì hơi võ đoán. Điểm này ta nên suy nghĩ". 

Nguồn trích: CHƯƠNG III: SUY NGHĨ VỀ THƯƠNG HÀN-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990