Ý NGHĨA "DẪN HỎA QUY NGUYÊN"
ĐIỀU 59. Ý NGHĨA "DẪN HỎA QUY NGUYÊN"
Người đời thường tôn sùng cái thuyết "dẫn hỏa quy nguyên" mà dùng Quế, Phụ, cho rằng không gì hay bằng. Nhưng nếu không hiểu rõ cái "khâu chính" của nó mà cứ nhắm mắt dùng liều thì rất là tai hại. Tần Hoàng Sĩ thảo luận về vấn đề đó ở trong bộ "Chứng nhân mạch trị" có thể làm tiêu chuẩn cho vấn đề dùng Quế Phụ. Tóm tắt như sau:
"....Triệu Dưỡng Quỳ dùng Quế Phụ là loại thuốc tân nhiệt để ôn bổ tướng hỏa. Nhưng không biết người xưa ví cái hỏa của Can Thận như "long, lôi", vì 2 kinh đó một kinh chủ về mộc, một kinh chủ về thủy, đều có Tướng hỏa ký ngụ ở trong, “ất, quí” vốn cùng nguồn. Nếu chân thủy của hai kinh đó không đầy đủ, thì sẽ biến thành dương vượng âm khuy, tướng hỏa nhân đó mà phát sinh, muốn chữa chứng đó cần phải bồi dường chân âm của Can Thận mới có thể "chế" lại được; nếu lại dùng loại thuốc tân nhiệt để lấn át, thì thật là nhầm. Phương pháp dẫn hỏa quy nguyên dùng Quế, Phụ, chính là để chữa chứng "chân dương bất túc", cái hỏa "vô căn” bị âm tà nó dồn ép, không còn ở vững tại vị trí của mình, mà phải bốc ngược lên. Vậy cái hỏa đó có phải là hỏa "long, lôi” đâu.
Hà Tây Trì cũng nói: "... Phương pháp dùng Quế Phụ dẫn hỏa qui nguyên là để đối với chứng "dưới hàn trên nhiệt" mà đặt ra. Nếu thuộc về loại chứng hậu thủy cạn hỏa bốc, trên dưới đều nhiệt, thì không hiểu còn định dẫn cái hỏa đó đi tới địa điểm nào?..." Thuyết của Hà Tây Trì rất hợp với luận của Tần Hoàng Sĩ.
Do thiếu ý của tôi thì: "sở dĩ có cái danh từ hỏa long lôi, là vì chân âm của Can Thận không đầy đủ, tướng hỏa của Can Thận bốc lên, thủy khuy hỏa vượng, từ dưới bốc lên, khác với cái tà của lục dâm, từ ngoài giới tự nhiên phạm đến (thiên ngoại gia lâm), mà có thể dùng vị khổ hàn để dập xuống; cũng không thể theo cái thuyết" hỏa uất phát chi", mà dùng phương pháp "thăng dương tán hỏa:, nên liệu trị bằng phương pháp "dưỡng âm chế hỏa", dùng những bài như Lục vị hoàn hợp với Tư Thận hoàn, hoặc Hoàng sĩ gia bí Can Thận hoàn v.v... (Địa hoàng, Thiên đông, Bạch thược, Hoàng bá, Tri mẫu... cùng tán bột, luyện với cao da trâu).
Nguồn trích: CHƯƠNG IV: ÔN BỆNH VÀ TẠP BỆNH-TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990
Bài viết Đông y khác
- NHẬN THỨC VỀ DÙNG THUỐC
- VẬN DỤNG NGÂN KIỀU TÁN - TANG CÚC ẨM
- NHẬN THỨC VỀ BÀI QUẾ CHI THANG
- NHẬN THỨC VỀ BÀI THANH CHẤN THANG
- VẬN DỤNG TIỂU SÀI HỒ THANG
- NHẬN ĐỊNH VỀ THẬP TẢO THANG
- PHÂN TÍCH BA BÀI THỪA KHÍ THANG
- BÀN VỀ DÙNG THUỐC
- PHÂN TÍCH VIỆC DÙNG SÂM PHỤ
- VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
- TÁC DỤNG CỦA THỊT CHÓ
- KINH NGHIỆM DÙNG SÂM VÀ SÂU CHÍT
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- DÙNG HOÀNG CẦM TRONG AN THAI
- CÔNG DỤNG CỦA VỊ XUNG UẤT TỬ
- SỬ DỤNG VỊ CHI TỬ
- CÔNG DỤNG CỦA LÁ HAN
- CÔNG DỤNG CỦA NÕN CHUỐI
- CHẤT CHÍNH VỀ VỊ ĐẠI PHÚC BÌ
- CÔNG NĂNG CỦA VỊ KỶ TỬ